Từ những chú chim ruồi rực rỡ sắc màu tới những con hét xì hơi, chim là một trong số những loài vật đẹp đẽ nhất và kỳ lạ nhất trên Trái Đất. Với hơn 900 loài, những người bạn lông vũ sống ở mọi ngóc ngách của hành tinh này. Chúng làm nhà tại những dải đất băng giá ở hai cực, trong những khu rừng nhiệt đới ẩm ở Nam Mỹ. Dưới đây là 15 sự thật thú vị mà có thể bạn chưa biết về 15 giống chim kỳ thú này.
1. Loài quạ rất giỏi bắt chước âm thanh và lời nói của con người
Khi sống trong tự nhiên quạ chắc chắn không thể tiếp thu được ngôn ngữ của con người nhưng trong môi trường nuôi nhốt chúng trở nên hết sức hay nói. Một số con quạ thậm chí còn bắt chước tiếng người giỏi hơn vẹt, không kể là bắt chước được cả những âm thanh trong thế giới loài người như tiếng động cơ xe hơi đang hoạt động hoặc tiếng xả bồn cầu. Trong khi đó, ở ngoài tự nhiên, loài vẹt đôi khi bắt chước các loài vật khác, nhại tiếng kêu của các thú ăn thịt như sói hay cáo để dẫn dụ chúng tới những cái xác thơm ngon mà tự chúng không thể xé ra được.
2. Đà điểu là động vật trên cạn có cặp mắt to nhất
Cặp mắt đà điểu lớn nhất trong số những động vật sống trên đất liền (cho dù chúng không thể so bì với cặp mắt của một vài sinh vật khổng lồ cư ngụ nơi đại dương sâu thẳm). Xấp xỉ kích thước một quả bóng bida, cặp mắt của chúng thực sự to hơn cả não.
3. Chim hồng y giáo chủ thích tắm kiến
Loài chim hồng y giáo chủ (cùng một vài loài chim khác) đôi khi tự phủ lên mình những con kiến đã bị nhàu nát hoặc còn sống, bôi chúng lên khắp lông, hoặc để những con kiến bò khắp người. Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chắc chắn mục đích của việc “tắm kiến” là gì, một số người cho rằng loài chim này sử dụng chất axit formic tiết ra trong quá trình tắm kiến để loại bỏ rận và các ký sinh trùng khác.
4. Loài cú nuốt được cả con mồi
Khi loài cú bắt được những con vật lớn hơn (gấu mèo và thỏ chẳng hạn), chúng xé thành những miếng dễ cầm, vừa ăn hơn. Nhưng, chúng cũng được biết đến là có thể dễ dàng nuốt trọn con mồi nhỏ hơn, từ ccacs côn trùng tới chuột, cả con. Loài cú sau đó mửa ra những phần không thể tiêu hóa được của con mồi như xương và lông.
5. Một số con vịttrời ngủ bằng một mắt
Khi vịt trời ngủ theo bầy, những con ở vòng ngoài canh gác bằng cách mở một mắt. Trong khi những con khác ngủ ngon lành hơn, những con ở bên ngoài vòng canh giác này luôn giữ một bên não tỉnh táo, ngay cả khi gật gù, để những thú săn mồi sẽ không thể chộp được chúng.
6. Loài kiwi đôi khi được gọi là “động vật có vú danh dự”
Có nguồn gốc ở New Zealand, loài kiwi là loài chim kỳ lạ, sống trên cạn. Những đặc điểm kỳ lạ của chim kiwi – trong đó có bộ lông vũ giống lông thú, xương to chứa đầy tủy và có những chiếc lỗ mũi trên đầu mũi (khác với hầu hết các loài chim khác là ở dưới chân mỏ – đã khiến một số nhà khoa học gọi chúng là “những động vật có vú danh dự.”
7. Trọng lượng của phần đa chim ruồi chưa bằng một đồng xu
Chim ruồi nhẹ đến khó tin. Chim ruồi nặng trung bình khoảng 4 gram (mỗi gram chưa bằng một đồng xu), trong khi con nhỏ nhất, chim ruồi ong, nặng xấp xỉ 1.6 gram, nhẹ hơn trọng lượng một đồng xu. Dù thành viên lớn nhất của gia đình này, chim ruồi khổng lồ, nặng tới 24 gram – kếch xù với một con chim ruồi, nhưng chỉ tương đương một nhúm đồng xu lẻ.
8. Thời Hy Lạp cổ đại, chim bồ câu dùng để báo kết quả Thế vận hội Olympic
Được cho là loài chim được thuần hóa đầu tiên, loài bồ câu được dùng suốt hàng nghìn năm để đưa thư, trong đó có thông tin quan trọng của quân đội và kết quả của những kỳ thế vận hội Olympic cổ đại. Dù theo thời gian, việc gửi thư không phải bằng chim đã trở nên phổ biến hơn, nhưng loài bồ câu được sử dụng không lâu đây, trong Thế Chiến Thứ II để truyền mật thư.
9. Loài vẹt có thể học nói được hàng trăm từ
Trong khi phần lớn vẹt chỉ học được khoảng 50 từ, một số vạt xám Châu Phi lại biết được hàng trăm từ. Einstein, một con vẹt xãm Châu Phi thông minh ở Sở thú Knoxville, bang Tennessee, có thể nói khoảng 200 từ.
10. Tổ yến là đồ cao lương mỹ vị
Một số loài yến, được gọi với cái tên thích hợp là yến hàng (tổ có thể ăn được), chỉ xây tổ bằng thứ nước dãi đông cứng của chúng. Những chiếc tổ bằng nước dãi này được cho là một thực phẩm cao lương mỹ vị ở một số quốc gia - ở Trung Quốc, chủ yếu thường được sử dụng để nấu súp tổ yến và là một trong những đồ ăn đắt đỏ nhất thế giới, dù mùi vị ít hấp dẫn và không có giá trị dinh dưỡng thực sự.
11. Loài chim hét Bassian tìm mồi bằng cách dội bom hơi
Loài chim ăn giun Bassian (ở Australia) được viết đến có khả năng đánh bật con mồi ra khỏi đống là bằng cách dội bom hơi vào chúng. Việc xì hơi này làm cho những xác lá rụng trên mặt đất dịch chuyển, chắc chắn khiến cho lũ gium bò chạy tán loạn, để lộ ra vị trí của chúng.
12. Chim gõ kiến sồi là những kẻ tích trữ
Loài chim gõ kiến sồi tích trữ những hạt sồi bằng cách đục những chiếc lỗ trên các thân cây, cột rào, cột điện gỗ và đặt vào đó rất nhiều hạt. Chúng nổi tiếng là có thể tích trữ tới 20.000 hạt sồi mỗi hạt nhét trong một cái lỗ tí xíu do chính mình tạo ra – chỉ trên một thân cây, được gọi là “cây kho.”
13. Màu đen và trắng của chim cánh cụt là để ngụy trang
Khi chim cánh cụt sống trên cạn, dưới nước màu đen và trắng giúp chúng ngụy trang khỏi cả thú ăn thịt lẫn con mồi. Khi bơi, lưng màu đen hòa vào với phần tối hơn của đại dương khiến chúng khó bị phát hiện từ trên bờ. Trong khi đó, chiếc ngực màu trắng, giúp chúng hòa lẫn vào phần bề mặt nước sáng hơn, trắng hơn, nhờ vậy, từ bên dưới gần như không thể trông thấy chúng. Còn ở trên cạn, những chiếc lưng màu đen, nổi bất giữa khung cảnh đầy tuyết trắng, nhưng ở phần lớn các vùng, loài chim này đối mặt với ít thú săn mồi, vì thế không nhất thiết phải cất công hòa vào màu của đất để ngụy trang.
14. Loài gà móng sinh ra có vuốt trên đôi cánh
Dù biến mất sau ba tháng, nhưng gà móng con (còn biết đến với cái tên “chim hôi” vì mùi hôi có một không hai) trên mỗi cánh có hai móng vuốt dùng để truyền cành hoặc để tự đẩy chúng ra khỏi nước lên trên cạn. Các móng vuốt này cùng giúp chúng ngụy trang trước thú săn mồi: Sau khi nhảy khỏi tổ xuống làn nước phía dưới, chim non bơi một đoạn, sau đó dùng đôi vuốt này tự đẩy mình lên trên cạn. Khi bờ biển sáng sủa, chúng dùng vuốt để trèo lên một cành cây.
15. Vẹt đuôi dài lây ngáp nhau
Vẹt đuôi dài là loài duy nhất được biết đến là dễ bị lây ngáp. Trong khi con người, loài chó, tinh tinh, chuột bạch (chuột thí nghiệm) và một vài sinh vật khác đều dễ lây ngáp lẫn nhau, loài vẹt đuôi dài là giống không phải động vật có vú được được quan sát thấy có hành vi này. Nhiều nhà khoa học cho rằng phản ứng vô thức, theo bản năng này có thể là một cách thể hiện sự thấu cảm từ nguyên thủy, hoặc có thể là một dấu hiệu cảnh giác tập thể.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét