Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện một phôi thai khủng long hóa thạch còn nguyên vẹn tại một khu công nghiệp. Theo các ghi nhận về hóa thạch này, họ cho rằng nó có tuổi đời 70 triệu năm. Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng nó là một kiểu khủng long có lông vũ, một nhóm khủng long chân thú có mỏ có họ hàng gần với các giống chim hiện đại.
Họ phát hiện ra trứng hóa thạch tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc vào năm 2000. Tuy nhiên, họ không phân tích nó cho đến khoảng 10 năm sau trong khi xây dựng Bảo Tàng Lịch Sử Đá Tự Nhiên Anh Lương.
Các nhà khoa học phát hiện phôi thai khủng long bên trong một quả trứng hóa thạch tại Khu Công nghiệp Sa Hà ở thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Phát hiện này làm nảy sinh nhiều thắc mắc liệu rốt cuộc Công viên kỷ Jura có thực sự tồn tại hay không. Trong khi một số người nghĩ là có, hoặc ít nhất hy vọng vậy, một số khác lại cho rằng đó là hư cấu. Dù sao, phát hiện này đã dậy lên nhiều tò mò về cuộc sống thế nào trong thời kỳ mà loài khủng long thống trị.
Các nhà khoa học tạo ra phát hiện mang tính lịch sử này gọi cái phôi thai là “Bé Anh Lương” theo tên của bảo tàng nơi lưu giữ nó tại Trung Quốc. Theo các báo cáo và các phát hiện của các nhà khoa học, phôi thai khủng long có niên đại trong khoảng từ 66 đến 72 triệu năm. Bên cạnh nguồn gốc hóa thạch của nó, các báo cáo còn cho rằng các nhà cổ sinh vật học của Trường Đại học Birmingham đã phát hiện ra phôi thai khủng long này bên trong những tảng đá tại Khu di chỉ Hà Khẩu ở khu công nghiệp.
Theo các nhà cổ sinh vật học, Bé Anh Lương là một con khủng long chân thú. Khủng long chân thú là một giống khủng long giống chim sống ở Châu Á và cuối Kỷ Phấn Trắng. Không giống với các di vật khác, chúng có lông vũ. Loài khủng long này sống trên các núi đá ở Châu Á và Bắc Mỹ trước khi bị tuyệt chủng. Kích thước mỏ và cơ thể của giúp chúng có thể sống sót nhờ vào mọi loại thức ăn, khiến chúng có có khả năng thích nghi đáng kinh ngạc. Ngoài ra, loài này – Oviraptor ám chỉ suy nghĩ ban đầu về thói quen trộm trứng.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được phôi khủng long phát triển bên trong vỏ trứng như thế nào. Tuy nhiên, phôi thai được phát hiện mới đây đã tiết lộ một vài chi tiết mới về quá trình này. Theo các nhà khoa học, tư thế của khủng long, cái đầu rúc xuống và xương sống cong theo phần đầu hẹp của quả trắng, giống với tư thế loài chim thực hiện ngay trước khi nở. Tư thế này giống với một hành vi gọi là “rúc đầu,” mang tính quyết định trong việc giúp chim có thể nở thành công.
Trước khi phôi thai khủng long được phát hiện, các nhà nghiên cứu cho rằng “rúc đầu” chỉ có duy nhất ở loài chim. “Thật thú vị khi thấy phôi thai khủng long này và tư thế phôi thai một con gà có tư thế giống nhau bên trong quả trứng, điều này chỉ ra những hành vi tương tự trước khi nở,” Fion Waisum Mã, tác giả chính của nghiên cứu này và tiến sĩ nghiên cứu tại Đại học Birmingham, Anh. Tuy nhiên, các nhà khoa học giờ cho rằng loài khủng long di truyền lại hành vi rúc đầu giống loài chim từ tổ tiên của chúng.
Có nhiều điều chúng ta chưa biết. Tuy nhiên, bức tranh về quá trình loài khủng long tiến hoa như thế nào thành loài chim đang dần trở nên rõ nét hơn. “Con khủng long con trước khi sinh này trông giống hệt một con chim non nằm cuộn tròn trong trứng của nó, đây là bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy nhiều đặc điểm đặc trưng của loài chim ngày nay lúc đầu được tiến hóa từ tổ tiên khủng long của chúng,” nhà cổ sinh vật học có xương sống, Steve Brusatte Đại học Edinburgh cho biết.
Theo các nhà khoa học, tất cả các loài chim đều được tiến hóa từ một nhóm khủng long có hai chân gọi là theropods (khủng long có chân thú). Một số thành viên của nhóm này trong đó có Tyrannosaurus rex (Khủng long bạo chúa) và loài velociraptor (Khủng long săn mồi siêu tốc) nhỏ hơn. Do đó, hành vi trước khi nở này không chỉ là đặc điểm duy nhất khủng long di truyền lại cho loài chim hiện đại. Những khủng long cùng loại cũng được cho là nằm lên phần đầu trên trứng của chúng để ấp giống cách làm của loài chim.
Bé Anh Lương dài 27 cm từ đầu tới đuôi và nằm bên trong một quả trứng dài khoảng 17 cm tại Bảo Tàng Lịch Sử Đá Tự Nhiên Anh Lương ở Trung Quốc. Họ lần đầu phát hiện quả trứng này vào năm 2000 nhưng lưu trữ trong suốt 10 năm. Tuy quả trứng này dài 7 cm và rộng 8 cm còn di cốt phôi khủng long dài 24 cm. “Nó là một trong những phôi thai khủng long đẹp nhất từng được phát hiện trong lịch sử,” Tiến sĩ Fion Waisum Mã chia sẻ.
Bên cạnh việc giúp các nhà khoa học hiểu được rõ nét về việc khủng long ấp trứng và trứng khủng long con nở như thế nào, phát hiện này còn giúp họ phân tích các mẫu hóa thạch của loài coelurosaurs (Khủng long đuôi rỗng). “Một con chim không chỉ tiến hóa từ Khủng long bạo chúa trong chốc lát, mà đúng hơn là những đặc tỉnh cổ điển của loài chim được tiến hóa từng chút một, đầu tiên là sự vận động bằng hai chân, tiếp đến là lông vũ, rồi xương đòn rồi những chiếc lông phức tạp hơn trông giống hệt những chiếc bút lông ngỗng, sau đấy là đôi cánh,” nhà cổ sinh vật học có xương sống, Steve Brusatte Đại học Edinburgh cho biết.
Phát hiện một phôi thai còn nguyên vẹn thế này khiến các nhà khoa học vui mừng khôn xiết, trong đó có Fion Waisum Mã, nhà cổ sinh vật học có xương sống, người dẫn đầu nghiên cứu này. “Những phôi thai khủng long là một trong số những hóa thạch hiếm và phân đa chúng đều không toàn vẹn với những phần xương đã bị đứt gãy,” bà nói. “Chúng tôi rất phấn khích về khám phá Bé Anh Lương này,” Fion Waisum Mã nói thêm. “Nó được bảo quản trong điều kiện cực tốt, giúp chúng ta trả lời nhiều câu hỏi về sự tiến hóa và sinh sôi của khủng long,” bà kết luận.
Phát hiện phôi thai khủng long 72 triệu năm tuổi đã giúp các nhà khoa học bắt tay vào một cuộc nghiên cứu mới. Do đó, họ có một cái nhìn chung nhất về cách khủng long có những điểm tương đồng với loài chim hiện đại ngày nay về kiểu sinh sản của chúng. Họ cho biết vẫn còn nhiều điều cần nghiên cứu về việc khủng long phát triển bên trong trứng như thế nào. Nhưng các nhà khoa học cần những phát hiện hiếm như Bé Anh Lương để vẽ nên một bức tranh rõ nét hơn.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét