Tượng Nhân Sư Khổng Lồ ở Giza là một trong những tượng đài cổ nhất, lớn nhất và huyền bí nhất từng được tạo ra. Trong khi nguồn gốc của nó mơ hồ, mang màu sắc thần thoại, và còn được cho là có những mối liên hệ với người ngoài hành tinh, thì Tượng Nhân Sư là một báu vật có giá trị về nghệ thuật và lịch sử. Dưới đây là một vài sự thật mà bạn có lẽ chưa biết về cư dân đồ sộ của sa mạc này.
1. Nói một cách chính xác, tượng Nhân Sư Khổng Lồ ở Giza không phải là tượng nhân sư
Dù thế nào đi nữa, nó không phải một bức tượng nhận sư theo truyền thống. Dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thần thoại Ai Cập và Mesopotamian (Lưỡng Hà), nhưng miêu tả cổ của Hy Lạp về tượng nhân sư gồm cơ thể sư tử, đầu một phụ nữ và đôi cánh chim. Nói một cách chính xác, công trình đồ sộ được nhận dạng là nam giới ở Giza này là một androsphinx (bức tượng đầu đàn ông, mình sư tử). Thêm nữa, việc thiếu đối cánh càng làm rối thêm nguyên tắc phân loại đã được thừa nhận.
2. Tác phẩm điêu khắc này có một số tên gọi khác nhau
Những người Ai Cập cổ đại ban đầu không gọi sinh vật to kếch xù này là “Tượng Nhân Sư Khổng Lồ.” Theo ghi chép trên Dream Stela (Một phiến đá khổng lồ dựng đứng dưới chân tượng nhân sư) dưới triệu đại vua Thutmose IV vào khoảng năm 1400 TCN, nó được gọi là một “bức tượng của thần Khepri vĩ đại.” Khi pharaoh Thutmose IV ngủ cạnh bức tượng, ông mơ thấy thần Horem-Akhet-Khepri-Re-Atum đến bên ông và tự thừa nhận mình chính là cha của ông. Vị thần này nói với ông rằng nếu ông dọn sạch cát xung quanh bức tượng, ông sẽ trở thành người trị vì toàn Ai Cập. Sau sự kiện này, bức tượng được biết đến với tên Horem-Akhet, dịch nghĩa là “Horus của chân trời.” (Horus tượng trưng cho bình minh và mặt trời lúc sáng sớm). Những người Ai Cập thời trung cổ đã đặt cho Tượng Nhân Sư này rất nhiều biệt danh khác nhau trong đó có balhib và bilhaw.
3. Không ai biết ai đã dựng nên Tượng Nhân Sư Khổng Lồ
Tượng Nhân Sư Khổng Lồ ở Giza là một kiệt tác kỳ diệu tới mức thật đáng ngạc nhiên là chẳng ai bận tâm nhận công trạng. Ngay cả bây giờ, do không có bằng chứng chắc chắn về niên đại của bức tượng, các nhà khảo cổ học hiện đại vẫn chưa thống nhất về việc vị vua Ai Cập cổ đại nào đã tạo ra công trình đồ sộ này.
Một giả thuyết nổi tiếng cho rằng Tượng Nhân Sư xuất hiện dưới thời vua Khafre, người trị vì trong Vương triều thứ tư của Vương quốc Cổ này đã ấn định ngày sinh của bức tượng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Nhà vua được cho là đã đặt tên thích hợp cho Kim tự tháp Khafre, công trình kiến trúc lớn thứ hai của Nghĩa địa Giza, và của thung lũng cùng các ngôi đền tang lễ liền kề. Sự gần kề của các công trình này này với Tượng Nhân sư sẽ nhằm ủng hộ cho lập luận rằng Khafre chịu trách nhiệm cho việc tạo ra nó, vì có những điểm tương đồng giữa khuôn mặt của Tượng Nhân sư và các tượng đài có chân dung của nhà vua này.
Tuy nhiên, do không có tài liệu về niên đại của Tượng Nhân sư nên một số học giả cho rằng bức tượng này có trước các tác phẩm của Khafre. Một số công trình tượng trưng cho cha của Khafre, Khufu, vị vua giám sát việc xây dựng Kim Đại tự tháp Giza, và người anh cùng cha khác mẹ của Khafre là Djedefre. Những học giả khác cho rằng Tượng Nhân sư có niên đại xa xưa hơn nhiều. Có thể thấy mặt và đầu bị nước làm hư hại đã gợi ra giả thuyết rằng Tượng Nhân sư khổng lồ đã trải qua một thời mà lượng mưa lớn trút xuống khu vực này, điều này có thể vạch ra nguồn gốc của bức tượng sớm nhất là vào 6000 năm trước Công nguyên.
4. Những người thợ xây Tượng Nhân sư vội vã từ bỏ công việc
Những phát hiện cho thấy rằng Tượng Nhân Sư lúc đầu có ý định được hoàn thiện còn to lớn hơn ta thấy ngày này. Nhà khảo cổ học người Mỹ Mark Lehner và nhà khảo cổ học người Ai Cập Zahi Hawass đã phát hiện ra những khối đá khổng lồ, những dụng cụ và thậm chí cả những bữa ăn trưa có vẻ như bị bỏ lại giữa chừng một ngày làm việc.
5. Những thợ xây tượng ăn uống như vua
Hầu hết các nhà khoa học lúc đầu đều cho rằng những người đã làm việc vất vả để xây nên Tượng Nhân Sư này thuộc về một tầng lớp bị biến thành nô lệ. Cũng vì thế, thức ăn của họ cũng théo ý hiểu sai đó. Các cuộc khai quật do Lehner chỉ đạo đã tiết lộ rằng những người thợ xây tượng này thường ăn những miếng thịt bò, cừu, và dê thượng hạng, điều này cho thấy rằng họ là những người chuyên nghiệp – hoặc, có thể là, những người thợ bị làm nô lệ này được cho ăn đồ cao cấp để duy trì sức khỏe.
6. Tượng Nhân Sư trước kia được tô màu sặc sỡ
Dù giờ đây phảng phất màu nâu xám của cát xung quanh, nhưng Tượng Nhân Sư có lẽ đã từng được phủ màu hoàn toàn sặc sỡ. Những tàn dư của chất nhuộm đỏ có thể được tìm thấy trên mặt của tượng, trong khi đôi chân mày lam và màu vàng vẫn còn lại trên thân.
7. Tượng Nhân Sư từng có thời bị vùi trong cát
Tượng Nhân Sư đã từng là nạn nhân của hiện tượng cát chảy của sa mạc Ai Cập vài lần. Lần trùng tu đầu tiên được biết đến sau khi Tượng Nhân Sư gần như bị vùi lấp diễn ra ngay trước khi bước sang thế kỷ thứ 14 TCN, nhờ pharaoh Thutmose IV, người nhanh chóng lên ngôi trị vì Ai Cập sau đó. Ba thiên niên kỷ sau tượng đài này lại bị chôn vùi một lần nữa. Tới thế kỷ 19, hai tay trước của tượng bị vùi sâu bên dưới bề mặt đi lại của Giza. Phải đến tận những năm 1920 bức tượng lại một lần nữa được khai quật toàn bộ.
8. Tượng Nhân Sư Khổng Lồ tạm thời mất vương miện
Trong lần trùng tu vào những năm 1920, Tượng Nhân Sư Khổng Lồ bị mất một phần chiếc mũ mang tính biểu tượng, cũng như bị hư hỏng nghiêm trọng ở phần đầu và cổ. Do đó, chính phủ Ai Cập đã thuê một đội kỹ sư vá lại bức tượng vào năm 1931. Nhưng, những lần trùng tu này bắt đầu tàn phá lớp đá vôi mềm, vào vào năm 1988, một mảnh vai nặng 317 kg rơi xuống trước mặt một phóng viên người Đức. Chính phủ bắt tay nỗ lực thực hiện một cuộc đại trùng tu để khôi phục lại những hư hại của những người tu sửa trước đó.
9. Sau khi Tượng Nhân Sư Khổng Lồ được xây dựng đã có một sự sùng kính kéo dài
Nhờ giấc mơ thần bí của vua Thutmose IV về Tượng Nhân Sư này mà bức tượng và hình ảnh tượng trưng cho vị thần trong thần thoại của nó bắt đầu được dân chúng sùng kính trong thế kỳ thứ 14 TCN. Các pharaoh trị vì Tân Vương Quốc Ai Cập này, thậm chí đã ra lệnh cho xây dựng một ngôi đền mới có lẽ bắt nguồn từ việc đã để mắt và sùng kính Tượng Nhân Sư Khổng Lồ này.
10. Tượng Nhân Sư Ai Cập được coi là nhân đức hơn người anh em của Hy Lạp
Sự khét tiếng hiện được biết đến là những quân bạo ngược và quỷ quyệt của Tượng Nhân Sư Khổng Lồ không bắt nguồn từ thần thoại Ai Cập, mà là thần thoại Hy Lạp. Tướng mạo nổi tiếng nhất của nhân vật này trong thần thoại Hy Lạp bắt nguồn từ một trận cãi vã sống còn với vua Oedipus, người đã thách bà thứ được cho là câu đố bà không thể giải được. Văn hóa Ai Cập coi Tượng Nhân Sư của mình là một nhân vật giống vị thần nhân đức hơn nhiều dù ít uy quyền hơn.
11. Đừng buộc tôi Napoleon làm mất mũi của Tượng Nhân Sư
Bí ẩn về việc thiếu chiếc mũi của Tượng Nhân Sư Khổng Lồ đã nảy sinh đủ loại giai thoại và ức đoán. Giai thoại phổ biến nhất trong số đó buộc tội Napoleon Bonaparte đã phá nổ phần lồi lên này trong cơn kiêu hãnh của quân phiệt. Đó là một câu chuyện tuyệt vời, nhưng những bản phác thảo về Tượng Nhân Sư ở thế kỷ 18 chỉ ra rằng việc khuyết thiếu của bức tượng này thậm chí đã xảy ra từ trước khi vị hoàng đến Pháp này chào đời. Những ghi chép lịch sử từ đầu thế kỷ 15 CN buộc tội một thầy đồng Hồi giáo sùng đạo tên là Muhammad Sa’im al-Dahr đã làm mất đi vẻ uy nghi của tượng đài này trong một nỗ lực chống phá những người sùng kính Tượng Nhân Sư.
12. Tượng Nhân Sư từng có giai đoạn mọc râu
Ngày nay, những tàn tích về bộ râu của Tượng Nhân Sư Khổng Lồ này, thứ cuối cùng bị rời ra khỏi cằm của bức tượng bởi sự xói mòn, được trưng bày tại Bảo Tàng Anh Quốc và Bảo Tàng Di Tích Cổ Ai Cập. Tuy nhiên nhà khảo cổ người Pháp Vassil Dobrev năm 2004 khẳng định rằng bộ râu không phải là một thành phần ban đầu của bức tượng mà là một sự bổ sung về sau. Dobrev củng cố giả thuyết của mình bằng lập luận rằng việc di dời bộ râu sẽ làm hư hỏng đến cằm của bức tượng, phần khó có thể thấy rõ. Bảo tàng Anh Quốc ủng hộ ước định này của Dobrev, đưa ra giả thuyết rằng bộ râu đã được bổ sung vào Tượng Nhân Sư này vào một thời điểm nào đó trong hoặc ngay sau khi vua Thutmose IV thực hiện dự án trùng tu.
13. Tượng Nhân Sư không phải tượng nhân sư cổ nhất từng tồn tại…
Tượng Nhân Sư Khổng Lồ ở Giza có niên đại ít hơn các tượng nhân sư khác được chạm khắc ra trong nhiều triều đại của Ai Cập. Ngay cả khi bạn xác định được niên đại của bức tượng này dưới thời trị vì của vua Khafre ở Triều Đại Thứ Tư, thì những bức tượng nhân sư miêu tả người anh cùng cha khác mẹ của ông Djedefre và chị gái cùng cha khác mẹ Hetepheres II của ông được cho là có niên đại trước Tượng Nhân Sư Khổng Lồ này. Các pharaoh của Tân Vương Quốc Ai Cập như Hatshepsut cũng được miêu tả là một con mãnh thú trong thần thoại.
14. ... Nhưng nó chắc chắn là lớn nhất
Với chiều dài 73,46 m và chiều cao 20,12 m, Tượng Nhân Sư này là bức tượng lớn nhất trong các bức tượng cùng loại trên Trái Đất.
15. Tượng Nhân Sư là trung tâm của các giat thuyết thiên văn học
Bí ẩn về Tượng Nhân Sư Khổng Lồ ở Giza đã biến nó trở thành trung tâm của một số giả thuyết về sự am tường các vấn đề thiên văn của người Ai Cập cổ đại. Một số học giả như Lehner, đã bàn luận về vị trí của Tượng Nhân Sư, kề cận các kim tự tháp ở Nghĩa địa Giza, tạo thành một “cỗ máy khai thác năng lượng” khổng lồ nghĩa là hấp thụ năng lượng từ mặt trời. Đề xuất này có những người hoài nghi – nhưng với một bức tượng huyền bí như Tượng Nhân Sư Khổng Lồ thì sự suy đoán sẽ không sớm dừng lại.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét