Sự xuất hiện của một người đàn ông có mái tóc dài gợn sóng trong một bức ảnh đen trắng chụp từ năm 1917 đã dấy lên các giả thuyết về xuyên không.
Bức ảnh, có tên gọi "Chuyến dã ngoại cuối cùng" được chụp cách đây hơn 100 năm, tại Vịnh San Josef trên Đảo Vancouver, Canada năm 1917. Nó cho thấy có một nhóm người, gồm cả người lớn và trẻ nhỏ, đang ngồi trên một quả đồi.
Trang phục của hầu hết những người trong ảnh là những gì ngày nay được cho là đã lỗi thời. Phụ nữ mặc váy dài đến mắt cá và đội mũ bê rê còn hầu hết đàn ông mặc quần áo bảnh bao, thậm chí một số còn mặc áo gi lê và thắt cà vạt.
Nhưng, trong khi hầu hết mọi người trong ảnh đều ăn mặc hợp thời thì một số người tinh mắt đã phát hiện ra một "người đàn ông tóc gợn sóng" mặc quần soóc rộng và áo phông, trông như anh ta bước ra từ thế kỷ 20.
Người đàn ông tóc dài này có vẻ như thu hút sự chú ý của những người quanh anh ta khi một người đàn ông ngồi cạnh dường như đang nhìn anh ta chằm chằm, trong khi một phụ nữ đang đứng ở bên phải trong tấm hình trông như đang chỉ tay về phía anh ta.
Bức hình được chia sẻ trực tuyến bởi Youtuber Jamie D. Grant, người vô tình trông thấy bức ảnh thú vị này trong cuốn sách lịch sử The Great Cape Scott Story năm 1971 của Lester Ray Peterson.
Ông đặt ra câu hỏi liệu có phải bức hình là "bằng chứng" xuyên không hay không, với nhận xét: "Để ý tới nhóm người này, quần áo của họ, mũ của họ. Ngay cả thư thế ngồi sẵn sàng để chụp ảnh của họ nữa.
"Giờ nhìn gần hơn. Đầu anh ta không đội mũ, tóc anh ta, cái quần soóc của anh ta. Người đàn ông ngồi bên trái nhìn anh ta chằm chằm vẻ hoài nghi. Phải chăng một du khách bí ẩn đã chứng minh điều không thể này và du hành xuyên không? Bạn nghĩ sao?"
Đăng nhận xét
0 Nhận xét