Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Những loài chim lớn nhất thế giới

Một số loài chim trên Trái Đất có thể cao hơn cả cầu thủ bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA và sải cánh lớn hơn kích thước giường của vua.

Có gần 10000 loài chim trên Trái Đất với đủ mọi hình dạng, kích thước – từ con chim ruồi ong bé xíu đến con đà điểu khổng lồ. Dưới đây là 10 loài chím to lớn nhất sinh sống trên hành tinh của chúng ta, trong đó có loài cao lớn nhất, nặng nhất và loài có sải cánh rộng nhất.

Đại bàng Harpy


Được đặt theo tên một nữ yêu mình người cánh chim trong thần thoại Hy Lạp, đại bàng Harpy thuộc một trong số những loài chím to lớn nhất trên Trái Đất, nhất là khi so sánh về cân nặng. Con cái trưởng thành có thể nặng đến 9 kg còn con đực 5.4 kg. Trong khi đó, đại bàng đầu hói nặng 6 kg. Loài chim này bay liệng khắp vùng Nam Mỹ, bay cao nhờ sải cánh ấn tượng dài đến 2 m, để săn mồi. Khi phát hiện con mồi, như nhím, hươu và thú có túi, đại bàng harpy nhào xuống với vận tốc 80 km/giờ và dùng đôi móng vuốt dài 13 cm để giáng một đòn chí mạng vào con mồi.

Hải âu


Gặp gỡ loài chim lớn nhất thế giới, ít nhất là về sải cánh của nó. Loài chim biển này chao liệng trên đại dương với sải cánh lên đến gần 3.35 m. Với kích thước sải cánh như thế này có nghĩa là loài hải âu có thể dành phần lớn thời gian trên trời.

Có 23 giống hải âu, tuy nhiên tất cả trừ một loài đều hoặc bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc dễ bị tuyệt chủng. Lý do là bởi loài này dễ bị mắc vào lưỡi câu trong khi bắt cá hoặc dính mồi mực từ các tàu hoặc ngư dân đánh bắt cá.

Đà điểu Châu Phi


Loài lớn nhất trong các loài chim trên Trái Đất, cả về kích thước lẫn cân nặng, chắc chắn là đà điểu Châu Phi. Loài vật kếch xù này có chiều cao lên đến 2.7 m và có thể nặng tới 130 kg. Dù có sải cánh dài tới 2 m, nhưng đà điểu lại không thể bay. Thay vào đó, chúng dùng đôi cánh giống như cách tàu dùng buồm vậy.

Trong một cuộc chạy khốc liệt với vận tốc 34 dặm một giờ, loài chim này dang rộng đôi cánh và dùng chúng làm bánh lái để phanh và thắng gấp. Khả năng xử lý nhanh lẹ này giúp chúng có thể thoát khỏi phần lớn các mối đe dọa phải đối mặt trên đồng cỏ Châu Phi, trong đó có các loài thú săn mồi như sư tử và chó rừng. Trong một số tình huống, đà điểu sẽ tấn công và dùng đôi chân có móng vuốt để giáng một đòn chí mạng đủ mạnh có thể kết liễu một con sư tử.

Đà điểu Mỹ


Dù loài chim này có lẽ trông giống một con đà điểu con, nhưng đà điểu Mỹ thực tế là anh em họ của đà điểu Nam Mỹ. Chỉ bằng 1/5 kích thước đà điểu trưởng thành, đà điểu Mỹ vẫn có thể đạt cân nặng ấn tượng tới 30 kg và cáo đến 1.5 m. Đà điểu Mỹ là loài chim không bay được, và giống như đà điểu Châu Phi, dùng đôi cánh để giữ thăng bằng khi chạy với tốc độ cao 40 dặm một giờ. Con cái đẻ tới 40 trứng mỗi mùa sinh sản, nhưng chính con đực mới ấp trứng khoảng 30 ngày trước khi chúng nở.

Đà điểu Úc

Đà điểu Úc là một trong loài chim có vẻ ngoài thời tiền sử nhất sinh sống khắp New Guinea và lục địa Úc. Cao đến 2 m, đà điểu Úc là một trong số những loài chim cao lớn nhất trên Trái Đất. Nổi bật trong chiều cao của chúng là một chiếc mũ nhô cao gọi là mào có cấu tạo từ một lớp keratin dày – giống nguyên liệu cấu tạo nên móng tay và tóc của chúng ta. Đà điểu Úc dùng những chiếc mào (mũ) này để gạt cây cối khi băng qua rừng. Ngoài việc là một trong những loài chim lớn nhất, chúng còn khét tiếng là một trong những loài chim nguy hiểm nhất. Là một trong số ít ngón sắc nhọn – có ngón giữ dài 10 cm – để giáng một đón chí mạng vào mục tiêu.


Bồ nông đốm

Bồ nông đốm không chỉ là loài chim lớn nhất mà còn là loài chim biết bay lớn nhất thế giới. Với sải cánh rộng khoảng 3 m, bồ nông là loài bay cao và được ghi nhận đạt độ cao hơn 3.000 m. Cùng với đôi cánh rộng, bồ nông đốm còn rất háu ăn. Mootn con trưởng thành có thể tiêu thụ khoảng 1.8 kg cá một ngày. Bồ nông đốm săn lượm cá bằng cách dùng túi mỏ kếch xù thục xuống nước để vớt cá ở gần bề mặt. Khi cá bị nhốt vào bên trong mỏ, bồ nông sẽ nghiêng đầu về phía trước để lọc nước và thưởng thức bữa ăn.


Cò mỏ giày


Còn được biết đến với tên cò đầu cá voi, cò mỏ giày là loài chim lớn nhất và kỳ lạ nhất của Châu Phi. Loài cò đặc biệt này cao khoảng 1.5 m và dành phần lớn thời gian lặn lội ở các đầm nước ngọt để săn bắt cá cùng các động vật nhỏ sống dưới nước khác. Là những thợ săn, cò mỏ giày có tỷ lệ thành công cao và 60% trong tổng số thời gian chúng giáng một đòn chí mạng xuống dưới nước. Người ta không thấy loài chim cô độc này sống theo đàn mà thường chiếm giữ một vùng đất có diện tích khoảng 3 km vuông.

Đà điểu Châu Âu

Otis là loài chim sống trên cạn lớn nhất ở Châu Âu, nhưng chúng cũng được tìm thấy ở Trung Á, Nga và Ma rốc. Con đực có thể nặng tới 14 kg và cao gần 1.2 m, điều này cũng có nghĩa là chúng là một mục tiêu dễ dàng cho các thợ săn. Do đó, số lượng chúng sụt giảm trong suốt những năm qua – từ những năm 1960 trên toàn cầu hơn 30% loài này đã bị biến mất – và trở thành loài tuyệt chủng trên toàn quốc ở một số nước như Mỹ. Theo Hiệp hội bảo vệ chim Hoàng gia, con Otis lớn cuối cùng được ghi hình vào năm 1832 ở Anh, nhưng đã được giới thiệu lại vào năm 2004 và hiện là nơi sinh sống của một quần thể hơn 100 con chim.


Cánh cụt Hoàng đế


Trong tổng số 18 giống loài cánh cụt trên Trái Đất, cánh cụt hoàng đế là lớn nhất. Chúng cao khoảng 1.2 m và nặng khoảng 40 kg, tuy nhiên thường dao động trong suốt một năm. Loài chim không biết bay này sử dụng lượng mỡ dự trữ để tự bảo vệ mình trước những điều kiện khắc nghiệt của mùa đông Nam Cực, cùng với một vài lớp lông giống như vảy chúng có thể chịu đựng được sức gió lên đến 68 dặm một giờ trước khi chúng xù lên. Ngoài khả năng cách nhiệt riêng, chim cánh cụt hoàng đế tụ tập thành đàn để giảm 50% sự thất thoát nhiệt và tạo ra nhiệt độ trên 24 độ C bên trong bầy.

Kền kền khoang


Kền kền khoang (hay Kền kền Andes) là chim ăn thịt lớn nhất trên hành tinh và có sải cánh lớn thư hai, rộng khoảng 3.2 m. Cùng với sải cánh ấn tượng, loài chim này có thể bay cao tới 5.500 m băng qua những đỉnh núi của dãy Andes. Nhờ sải cánh rộng, loài chim này có thể đạp gió mà không tốn nhiều sức lực. Kền kền khoang là loài kền kền giống nhiều loài kền kền khác, hầu hết không phải là những thợ săn mà dọn thức ăn từ xác động vật đã chết hoặc đang phân hủy với khoảng 6.8 kg xác chết (đã chết hoặc đang phân hủy trong một bữa ăn. Kền kền cũng có tuổi thọ khoảng 50 năm trong tự nhiên và lên đến 80 năm trong điều kiện bị quản thúc.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét