Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Bí ẩn của sa mạc: Những thành phố mất tích của sa mạc Sahara ở Niger

Người Kanuri đã định cư ở vùng này từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 15.

Một đoạn đường dài dẫn qua sa mạc ở phía đông bắc Niger này mang du khách tới những ngôi làng bằng muối và đất sét kiên cố nằm trên những mỏm đá hòa với những đụn cát nằm vây quanh bên dưới, một trong những điểm tham quan thú vị và đáng đặt chân đến ở vùng bán sa mạc (Sahel) này.


Một ngôi nhà cổ ở vùng bán sa mạc (Sahel) của thủ đô Niger, nơi còn rất nhiều bí ẩn về người đã xây dựng lên vùng đất này.

Các thế hệ du khách, đã đứng trước ngôi làng kiên cố (ksar, tiếng địa phương) ở thị trấn Djado này, đều ngạc nhiên trước những bức tường có lỗ châu mai, những tháp canh, những lối đi và những chiếc giếng bí mật, tất cả chứng tỏ được xây bởi một bàn tay lành nghề nhưng chưa từng ai biết.

Ai đã chọn xây dựng khu tiền đồn này ở một vùng nóng nực và hoang vắng – và tại sao họ lại xây nên – là những câu hỏi chưa từng có câu trả lời. Và, thú vị không kém là tại sao nó lại bị bỏ hoang.

Người ta chưa từng tiến hành khai quật khảo cổ hoặc giám định niên đại nào để vén màn bí ẩn. Thị trấn Djabo nằm trên vùng ốc đảo Kawar, cách thủ đô Niamey 1.300 km, gần biên giới đầy bất ổn giữa  Niger với Libya.

Từng là nơi gặp gỡ giao thương giữa những đoàn lái buôn qua sa mạc Sahara, Kawar ngày nay là đầu mối buôn bán ma túy và vũ khí. Sự khét tiếng của nó cản trở tất cả, trừ những du khách kiên quyết nhất

“Không du khách nước ngoài nào đến đây kể từ năm 2022,” ngài Sidi Aba Laouel, thị trưởng thị trấn Chirfa, nơi có khu làng ở thị trấn Djabo. “Khi du lịch phát triển, sẽ có tiềm lực kinh tế cho cộng đồng.”

Một điều may mắn đã xảy ra vào năm 2014 khi vàng được phát hiện. Nơi đây chứng kiến một làn sóng thợ mỏ ở khắp Tây Phi tràn vào mang lại sự sống và sự hồi phục về kinh tế - nhưng cũng xuất hiện những tên cướp ẩn náu trên núi.

Vài người mới đến có vẻ quan tâm đến ngôi làng này. Thị trưởng thận trọng khi đề cập về lịch sử của địa phương, thừa nhận còn nhiều lỗ hổng về kiến thức.

Ông đề cập đến những bản sao chụp cũ, để trong tủ, một tác phẩm của Albert le Rouvreur, một sĩ quan quân đội Pháp thời thuộc địa đã từng đóng quân tại Chirfa. Ông đã cố gắng làm sáng tỏ nguồn gốc của vùng này mà không thành công.

Người sao, hiện diện trong vùng này từ thời cổ đại, là những cư dân đầu tiên được biết đến ở Kawar, và có lẽ đã thiết lập lên các công sự đầu tiên.

Nhưng, mốc thời gian định cư của họ còn mù mịt. Mội số ngôi làng hiện vẫn còn mái cọ, cho thấy chúng được xây dựng muộn hơn.

Khoảng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 15, người Kanuri định cư tại vùng này. Nền văn minh ốc đảo của họ đã gần như bị phá hủy vào thế kỷ 18, 19 bởi liên tiếp những làn sóng kẻ xâm chiếm mục – các tộc người the Tuaregs, Arabs và cuối cùng là người Toubou.

Sự xuất hiện của những người Châu Âu lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 20 đánh dấu cho sự bắt đầu việc ngôi làng này kết thúc sứ mệnh làm công sự phòng thủ những quân xâm lược. Quân đội Pháp kiểm soát vùng này vào năm 1923.

Ngày nay, người Kanuri và người Toubou hòa trộn rộng rãi, nhưng các nhà lãnh đạo truyền thống của vùng này, gọi là Mai, đều xuất thân từ dòng tộc Kanuri.

Họ đóng vai trò là những người am hiểu về truyền thống, cũng như là những người gìn giữ lịch sử truyền miệng. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người gìn giữ này, nhiều điều vẫn còn huyền bí.

“Ngay đến cả cha ông chúng tôi cũng không biết được. Chúng tôi không lưu giữ lại các hồ sơ ghi chép,” Kiari Kelaoui Abari Chegou, một nhà lãnh đạo người Kanuri cho hay.


Toàn cảnh ngôi làng quanh pháo đài Djaba từ trên không.


Pháo đài Djabo nằm cách thủ đô Niamey hơn 1300 km về phía đông bắc của Niger.


Sidi Abba, phó thị trưởng thị trấn Djado, đứng trên đỉnh pháo đài.


Những đụn cát bao quanh thị trấn Fachi.


Toàn cảnh thị trấn Fachi nhìn từ trên không.


Ốc đảo Fachi nổi tiếng bởi những pháo đài và thị trấn cổ với những bức tường thành gần như còn nguyên vẹn.


Một số địa điểm mang tính biểu tượng của thành phố Fachi vẫn được dùng cho những lễ hội truyền thống.


Một ông lão ngồi trong ngôi nhà được thừa kế từ tổ tiên ở thành phố Fachi.


Toàn cảnh pháo đài Djabo. Kể từ năm 2006, Djabo đã mòn mỏi chờ đợi được nằm trong danh sách Các vùng Di sản Thế giới đề nghị Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc bảo vệ.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét