Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

14 sự thật thú vị về Tháp nghiêng ở thành phố Pisa, Italia

Tháp nghiêng Pisa có lẽ là điểm chụp ảnh tuyệt vời nhất dành cho du khách (hàng năm có tới 5 triệu người tới thăm), nhưng với công trình mang tính biểu tượng hàng thế kỷ này còn có nhiều điều để nói hơn là những bức ảnh vui vẻ “lưu giữ” tòa tháp của bạn và gia đình. Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về sự cố kiến trúc được yêu thích bậc nhất của Italia này.


1. Mất hai thế kỷ để xây nên Tháp Pisa

Xây dựng một gác chuông, hay tháp chuông đi kèm với nhà thờ lớn công cộng tại thành phố bên sông Pisa của đất nước Italia được khởi công vào tháng 8 năm 1173. Đến năm 1778, các công nhân đã xây nên được tầng thứ 3 của công trình này, đã bị hơi bị nghiêng về phía bắc rồi. Những cuộc xung đột của quân đôi với các bang khác của Italia nhanh chóng làm chậm tiến độ xây dựng tòa tháp, mãi đến năm 1272 mới được bắt đầu lại. Lúc này, công trình chỉ vẫn được thực hiện trong 12 năm trước khi một cuộc chiến tranh khác lại khiến việc xây dựng bị đình trệ. Đợt xây dựng cuối cùng được tiến hành lại vào đầu thế kỷ 14, kết thúc bằng việc lắp đặt một tháp chuông vào năm 1372.

2. Tháp nghiêng vì các phương án xây dựng sai lầm


Nhà thờ lớn và Tháp nghiêng ở thành phố Pisa, Italia.

Trong khi một số công trình kiến trúc đốt tiền là hậu quả của những lần xui xẻo không lường trước được, thì trạng thái nghiêng đặc biệt của Tháp nghiên Pisa có lẽ đã có thể tránh được với phương án xây dựng tốt hơn. Nền móng nông và đất yếu của Pisa – cấu tạo gồm cát, sét và các bùn đất từ các công sông ở vùng Tuscan, Arno và Serchio – quá thiếu ổn định đến mức không thể chống đỡ được tòa tháp, ngay ở giai đoạn đầu xây dựng. Đáng ngạc nhiên là, những người xây dựng đã sớm nhận ra sai sót trong dự án xây dựng 2 thế kỷ này: Sau khi xây thêm tầng thứ 3 cho tòa tháp, mặt đất bắt đầu lún xuống, nhắc nhở sự nghiêng khét tiếng đó sẽ xảy ra.

3. Có thời điểm, tháp đổi hướng nghiêng

Khi công trình được tiếp tục thi công vào năm 1272, những sự phát triển thêm chẳng hề giúp ích gì cho tình hình của tòa tháp. Việc chồng thêm các tầng lên trên 3 tầng hiện có đã làm xô lệch trọng tâm của tòa nhà, gây ra một sự đảo lộn về hướng nghiêng của nó. Khi tòa tháp dồn thêm các tầng bốn, năm, sáu và bảy, công trình từng nghiên về phía bắc trước kia bắt đầu càng lúc càng nghiêng nhiều hơn về phía nam.

4. Galileo có lẽ đã không thả một viên đạn đại bác từ đỉnh của Tháp nghiêng Pisa


Galileo Galilei.

Một trong những thành tựu nổi tiếng nhất của nhà vật lý học thời Phục hưng Galileo Galilei đó là phát hiện ra tác dụng của lực hút lên một vật thể là như nhau bất chấp khối lượng của nó. Người ta cho rằng Galileo tìm ra được điều này trên đỉnh Tháp nghiêng Pisa, nơi ông thả một viên đạn súng thần công và một viên đạn súng trường xuống vào năm 1589. Trong tiểu sử của nhà khoa học này, được chắp bút bởi Vincenzo Viviani, học trò của ông, còn chính thức khẳng định rằng đã diễn ra một thí nghiệm như vậy.

Các học giả hiện đại như Paolo Palmieri và James Robert Brown tranh luận rằng thử nghiệm tại Tháp nghiêng Pisa chỉ tồn tại như một thí nghiệm trong ý nghĩ của Galieo mà thôi – được nghĩ ra có lẽ ở thời điểm muộn hơn nhiều trong cuộc đời ông - và chưa bao giờ được thực hiện dù được Viviani thổi phồng lên để đánh bóng sự vĩ đại phát hiện của Galileo.

5. Mussolini đã cố gắng sửa tòa tháp – nhưng chỉ làm nó trở nên tồi tệ hơn

Năm 1934, kẻ độc tài Benito Mussolini tuyên bố danh thắng nghiêng này để lại vết gợn cho tiếng tăm của quốc gia mình và đầu tư công của để dựng thẳng lại công trình này. Nhân công của Mussolini đã khoan hàng trăm lỗ vào móng của tòa tháp và bơm vào hàng tấn vữa với nỗ lực sai lầm để nắn cho nó thẳng lại. Tuy nhiên, xi măng nặng khiến cho móng của tháp lún sâu hơn xuống đất, hậu quả là còn nghiêng khủng khiếp hơn.

6. Tháp từng được dùng làm căn cứ quân sự trong Chiến tranh thế giới lần II

Mặc dù hình dáng nghiêng đặc biệt của nó dường như sẽ dễ dàng trở thành một mục tiêu, nhưng quan đội Đức lại cảm thấy nó là một tháp canh hoàn hảo trong Chiến tranh thế giới lần II bởi tòa tháp cao này giúp giám sát tốt nhất địa hình bằng phẳng ở xung quanh.

7. Quân Mỹ quyết định không phá hủy tòa tháp

Việc sử dụng tòa tháp của người Đức gần như thành công, nơi mà lực hút đã không thể khiến nó bị sụp đổ. Khi quân đội Mỹ tiến công được giao sứ mệnh phá hủy mọi công trình và tiềm lực của kẻ địch vào năm 1944, họ đã bị vẻ đẹp mĩ miều của tòa tháp độc đáo này mê hoặc tới mức không thể gọi pháo binh đến để phá hủy nó. Theo lời kể chi tiết của cựu binh Leon Weckstein trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian năm 2000, lính Mỹ bất chấp các nước chiếm đóng Pisa bị Tháp nghiêng này mê hoặc đến mức họ không thể kêu pháo binh xả đạn. Weckstein nhớ lại chuẩn bị tấn công căn cứ của Đức Quốc xã trước khi rút lui khỏi hỏa lực của địch, để lại tòa tháp xinh đẹp còn vẹn nguyên.

8. Độ nghiêng của tháp tiếp tục tăng lên nhiều hơn


Tháp nghiêng ở thành phố Pisa năm 2001.

Thời gian trôi qua, mặt đất chỉ trở nên yếu hơn dưới sức nặng của tháp. Độ nghiêng 0.2 độ lúc đầu tăng dần lên theo các thế kỷ tiếp theo, đạt mức tối đa là 5.5 độ - hay đỉnh lệch so với đáy về phía nam 4.57 m – vào năm 1990. Sang thập kỷ sau đó, một đội công trình sư đã san phẳng đất bên dưới tháp và đưa vào cơ chế neo với nỗ lực để chỉnh lại độ nghiêng gần như là thảm họa của tòa cao ốc này. Dự án đã mang lại cho tòa tháp một thế đứng an toàn hơn, nhưng không ngăn được nó tiếp tục nghiêng. Tuy nhiên, đến năm 2008, một nỗ lực thứ hai nhằm làm cân bằng móng lần đầu tiên đã ngăn được việc bị ngả của tháp. Một phân tích năm 2022 đã khám phá ra rằng, từ năm 2001, độ nghiêng của tháp đã tự điều chỉnh được thêm 1.67 độ, sự tự điều chỉnh đầu tiên được phát hiện vào năm 2018.

9. Kỹ sư trông nom dự án cải tạo không phải lúc nào cũng là chuyên gia về lĩnh vực này

Trên giấy tờ, John Burland không hẳn là một ứng viên hàng đầu cho một dự án như cải tạo Tháp nghiêng Pisa. Burland thừa nhận cơ học đất, lĩnh vực kỹ thuật đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo ổn định tòa tháp, là môn học tệ nhất của ông thời học đại học tại Trường Đại học Witwatersrand, Johannesburg. Cuối cùng ông cũng vượt qua được ác cảm với môn học này để trở thành một giáo sư tại Trường Đại học Hoàng gia London (và tất nhiên, giúp Tháp nghiêng Pisa khỏi bị sụp đổ hoàn toàn).

10. Tòa tháp có thể vẫn lại tiếp tục nghiêng


Trừ có thêm những nỗ lực để ngăn việc nghiêng trong tương lai, tòa tháp được dự đoán vẫn vững vàng trong 200 năm nữa. Nếu mọi thứ không có gì thay đổi, mặt đất lại bắt đầu lún vào đầu thế kỷ 23, cho phép độ nghiêng tiếp tục diễn ra từ từ.

11. Tháp nghiêng Pisa chỉ là một trong vài tháp nghiêng ở Pisa

Một số công trình khác ở Pisa gặp phải tình trạng mất ổn định móng do nền đất sông yếu của thành phố này. Trong số đó có San Nicola, một nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 12 cách Tháp nghiêng Pisa khoảng 0.8 km về phía nam và San Michele degli Scalzi, một nhà thờ xây vào thế kỷ 11 cách hai công trình trên khoảng 3.2 km về phía đông. Trong khi San Nicola, có móng cắm sâu vào lòng đất, chỉ nghiêng nhẹ, thì San Michele degli Scalzi kiêu hãnh có độ nghiêng lớn 5 độ.

12. Các tòa tháp khác đã thách thức độ nổi tiếng của Tháp nghiêng Pisa

Không có công trình nào trên Trái Đất nổi tiếng về tư thế nghiêng hơn Tháp nghiêng Pisa, nhưng một vài công trình khác đã thách thức về độ nghiêng lớn nhất. Năm 2009, Tháp nghiêng Surhuusen, một tháp chuông ở Đức được dựng lên trong khoảng thế kỷ 14, 15 chính thức “vượt mặt” đối thủ ở Pisa – Những người ở tổ chức Kỷ lục Guiness đã tính toán rằng độ nghiêng của tháp Surhuusen nhiều hơn tháp Pisa 1.2 độ, đã giảm bớt từ độ nghiêng đỉnh điểm 5.5 vào những năm trước thập niên 90 xuống còn ít quyết liệt hơn, 3,9 độ. Một tòa tháp khác ở Đức, tháp Bad Frankenhausen ở nhà thờ Oberkirche thế kỷ 14, và tòa ngắn hơn trong Tòa tháp đôi ở Bologna cũng vượt qua tháp Pisa với độ nghiêng lần lượt là 4.8 độ và 4 độ.

13. Một vòm đá ở Nam Cực được đặt theo tên tòa tháp này

Dù được phát hiện bở Đoàn thám hiểm Nam Cực Pháp, một vòm đá đặc biệt lớn ở lục địa thứ 7 của Quần đảo Geologie được đặt theo tên của tòa tháp nổi tiếng của Italia này. Có cấu trúc dài 27 m, lần đầu tiên được ghi nhận trên Đảo Rostand vào năm 1951, được đặt biệt danh là “Tour de Pise” (Tháp Pisa) bởi giống công trình này.

14. Có lẽ đất bảo vệ tòa tháp khỏi những trận động đất

Đã từng có 4 trận động đất lớn kể từ khi bắt đầu xây dựng Tháp Pisa, và tòa tháp vẫn không hề hấn gì – điều khá đáng ngạc nhiên, vì nó bị nghiêng và nền đất móng yếu. Nhưng, có lẽ thực sự chính đất là chìa khóa để bảo vệ tòa tháp này: Theo Trung Tâm Kỹ Sư Địa Kỹ Thuật, các nhà khoa học đã xác định được rằng “Độ cứng của tháp kết hợp với phần đất móng mềm khiến những đặc điểm rung chấn được giảm nhẹ. Hiệu ứng này … hoạt động theo cách tòa tháp không cộng hưởng với sự chuyển động của mặt đất và do đó các lực tác động lên các yếu tố cấu tạo nên công trình này bị giảm đi.
CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét