Kỳ II: Vén màn bí ẩn
Nhiều tháng gần đây, có một số người, kể từ khi các phương tiện truyền thông bắt đầu khoác lác về cái gọi là “người xuyên không duy nhất được thừa nhận,” truyền tai nhau một cách mạnh mẽ về một “cuộc xuyên không tới năm 2006 sau khi chạm trán với một UFO năm 1958.” Câu chuyện về một người đàn ông Ucraina, câu chuyện này thậm chí còn được dựng thành “phim tài liệu” truyền hình để “làm chứng.”
Cho dù câu chuyện này rất sống động và “ly kỳ”, nhưng nó không phải việc có thực, và chưa bao nhờ nhận được cái gọi là “sự chứng thực chính thức.” Đoạn video khởi nguồn của câu chuyện thực chất chỉ là một bộ phim của một đại diễn người Ucraina dựa trên “Những truyền thuyết thời hiện đại,” và không hề có căn cứ xác thực nào chứng minh sự tồn tại xác đáng của sự việc. Bản thân đoạn video cũng chứa đầy những sơ hở, ngập tràn những chi tiết mâu thuẫn và dị thường, thiếu Tính thuyết phục.
Câu chuyện “Người xuyên không Ucraina” “như thật”
Theo đoạn video này, nhân vật chính của câu chuyện có tên Sergei Ponomarenko, “đột nhiên” xuất hiện trên đường phố Kiev, thủ đô của Ucraina vào ngàu 23 tháng 4 năm 2006, khi anh ta đang mang trên mình bộ trang phục theo phong cách thế kỷ trước và tay cầm một chiếc máy ảnh cũ.
Đoạn video nõi rõ rằng nguồn gốc kỳ lạ của người đàn ông này gây chú ý với cảnh sát Ucraina. Trong khi cảnh sát tiến hành điều tra, anh ta khai rằng mình sinh năm 1932 và nhấn đi nhấn lại rằng thời điểm hiện tại là ngày 23 tháng 4 năm 1958. Anh ta còn trình diện một tấm thẻ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản từ thời Xô Viết để chứng minh danh tính. Anh ta cho là mình đã “chạm trán UFO” và “tới đây khi tỉnh lại.”
Cảnh sát cho rằng anh ta bị thần kinh liền đưa anh ta tới một bệnh viện tâm thần. Kết quả là, chỉ sau vài ngày Ponomarenko đã “không cánh mà bay.” Anh ta chỉ lại duy nhất một bức hình bạn gái của mình. Những bức ảnh chụp thành phố Kiev thập niên 50 và một bức hình chụp một chiếc UFO được rửa từ máy ảnh của anh ta.
Theo mô tả của đoạn video, cảnh sát là lần theo những bức ảnh để lại, họ phát hiện người phụ nữ trong bức ảnh lúc này đã ngoài 70 tuổi. Từ bà cảnh sát biết được Ponomarenko đã mất tích một vài ngày vào năm 1958. Sau khi trở về, anh ta đã “kể về tương lai” trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông, nhưng anh ta lại biến mất vào thập niên 70.
Người phụ nữ này đưa ra một tấm ảnh khác được cho là do Ponomarenko gửi. Bức hình này nói là “được chụp vào năm 2050,” và nó cho thấy một Ponomarenko già nua hơn. Thành phố Kiev trong nền bức tranh đầy những tòa nhà chọc trời. Anh ta cũng để lại một lời nhắn nhủ đằng sau tấm hình với nội dung “sẽ sớm quay lại.” Câu chuyện kết thúc bằng “bức hình tương lai” này để lại một “bí ấn không có lời giải.”
Câu chuyện về sự “xuyên không” này được kể “như thật”, một số hàng truyền thông tư nhân thậm chí còn khoác lác nó là “cuộc xuyên không được chính thức thừa nhận.” Tuy nhiên, những chi tiết trong video này thực sự đầy những sơ hở và không thể qua mặt được những cặp mắt tinh tường. Bản thân đoạn video đang hoàn toàn không kể một “câu chuyện có thực” mà chỉ là một bộ phim do một đội làm phim và chương trình truyền hình ở Ucraina dựng lên dựa trên những lời đồn đại.
Một “bộ phim tài liệu giả tạo” “dựng lại truyền thuyết thời hiện đại”
Theo những kết quả tìm kiếm trên mạng xã hội YouTube và các trang video khác, video này có lẽ xuất hiện vào khoảng đầu tháng 7 năm 2012. Nhan đề đầu tiên của video này là “Alien 3: Time Traveler” – Người ngoài hành tinh 3: Người xuyên không, và số lượng người xem trên YouTube chạm mốc 3,36 triệu.
Ảnh chụp màn hình video đăng trên mạng chia sẻ video YouTube.
Bạn có thể tìm thấy thông tin về đoạn phim này trên một số trang video ở Ucraina và Nga. Nó là phần thứ 3 của loạt phim về “Người ngoài hành tinh”. Theo giới thiệu của trang video này, loạt phim này được thực hiện bởi một đạo diễn có tên Vladimir Ribas và do “Hãng 1+1 sản xuất.”
Có cả thảy 10 cuốn phim, tất cả đều được bấm máy vào năm 2012. Ngoại trừ “Người xuyên không,” những nhan đề còn lại của các video cũng tập trung vào các chủ đề như “Bóng ma,” “Giao thiệp với Người mộng du,” “Ruộng Lúa mạch đen” những chủ đề Siêu nhiên khác như giải mã “Hình tròn khác nhau.”
10 tập phim về loạt "Người ngoài hành tinh", ảnh chụp màn hình các trang chia sẻ video của Nga.
Kiểm tra thông tin về đạo diễn và nhà sản xuất, bạn có thể biết được rằng đạo diễn Ribas, giờ được gọi là "Ivory Films", là một thành viên của công ty phim và truyền hình. Theo lời giới thiệu của bộ phim và trang web của công ty truyền hình này, công ty được thành lập tại Ucraina vào năm 2012, chủ yếu làn sản xuất phim truyện, các dự án giải trí, các phim dài tập, phim tài liệu, chương trình quảng cáo và dựng phim.
“Hãng 1+1” là một xưởng sản xuất dưới sự quản lý của tập toàn truyền thông “1+1” Ucraina, và những từ ‘Đài Truyền hình 1+1” cũng có thể nhìn thấy ở phần đầu của các loạt video này. Thực tế là, kênh quốc tế của đài truyền hình “1+1” đã công chiếu một vài tập trong loạt phim này vào tháng 12 năm 2012, và tập “người xuyên không” này cũng nằm trong danh sách đó, với nhan đề “Những người ngoài hành tinh: Tập 3.”
Đoạn giới thiệu về bộ phim này viết: “Loạt phim về Những người ngoài hành tinh phục dựng lại những hình ảnh về các chủ đề gây tranh cãi. Bất kỳ lý thuyết và giả thuyết nào đã đưa ra không thể được xem là đúng, và cần phải có thêm những nghiên cứu khoa học. Tất cả những cảnh tượng phục dựng lại dựa trên những lời phát biểu của các nhân chứng.” Không có bằng chứng xác thực nào để chứng minh sự tồn tại của những người ngoài hành tinh. Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào là tùy thuộc vào chính bạn.”
Ảnh chụp màn hình phần giới thiệu về video.
Dòng chữ 'Đài Truyền hình 1+1" ở đầu bộ phim.
Và cái gọi là “thừa nhận chính thức” được một số hãng truyền thống nhắc đến là nhảm nhí. Dù video này có lượng người xem cao, nhưng nó lại không gây tác động gì nhiều, và các hàng truyền thông chính thống của Ucraina cũng không đưa tin về sự việc này.
Xét từ những chi tiết này, video được gọi là “Người xuyên không Ucraina” thực chất chỉ được gọi là “hình ảnh phục dựng “cổ tích hiện đại” đang được lưu hành trên thị trường. Bản thân video này không thể đưa ra “xác nhận chính thức” nào về “sự việc xuyên không” này, và cũng không cung cấp được bất kỳ căn cứ xác thực nào liên quan đến những đồn đoán về “xuyên không.”
Video đầy sơ hở và các chi tiết này không thể qua mặt được những cặp mắt tinh tường
Bản thân video này chỉ là một sản phẩm “suy diễn” từ những lời đồn, và không có cơ sở thực tế để chứng minh. Nội dung của toàn bộ video thực sự đầy sơ hở trái với thực tế và thiếu tính thuyết phục.
Theo đoạn phim, Ponomarenko khai là mình sinh ngày 17 tháng 6 năm 1932, nhưng ngày sinh trên thẻ thành viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản được đưa ra trong video này lại ghi tháng 3 năm 1932, mâu thuẫn với lời tự khai của Ponomarenko.
Thẻ thành viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản trong video cho thấy ngày sinh là "Tháng 3 năm 1932" (ảnh chụp màn hình video).
Một cư dân mạng người Ucraina nhận ra lỗi ngày tháng rất rõ xuất hiện tới hai lần trong suốt bộ phim. Bộ phim chiếu một số hình ảnh từ camera giám sát, một hình ảnh đề ngày 23 tháng 4 năm 2006, với dòng chữ “Thứ Tư” được viết ở góc phải phía dưới. Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 23 tháng 4 năm 2006 thực sự là Chủ Nhật.
Trong một hình ảnh khác được cho là “sự biến mất” của Bovar Lalco. Trên màn hình camera giám sát đề “ngày 26 tháng 4 năm 2006, Thứ Sáu” ở góc phải phía dưới. Lỗi tương tự xuất hiện cùng ở vị trí này và thực tế ngày hôm đó là Thứ Tư.
Ảnh chụp hai đoạn hình ảnh từ camera giám sát.
Một số cư dân mạng Tây Ban Nha với cặp mắt tinh tường đã nhanh chóng nhận ra video này đang công chiếu một số bức ảnh “chụp” thành phố Kiev thập niên 50 của Bonocarke. Tuy nhiên, chúng thực sự là những bức hình cũ trước đây được đăng trên trang của Cơ Quan Trữ Quốc Gia Ucraina, và nhiếp ảnh gia này chẳng có chút liên đới nào với sự việc cả. Một phần các bức ảnh này được cắt ghép đơn giản, số khác chỉ là cho vào dựng lên.
Bức hình xuất hiện trong bộ phim (phía trên) và bức hình cũ được xuất bản trên trang của Cơ Quan Lưu Trữ Quốc Gia Ucraina năm 2011 (bên dưới).
Còn về “bức ảnh năm 2050” xuất hiện sau lần “xuyên không” gần nhất thậm chí còn đầy sơ hở hơn. Trong bức hình này, Boosmondo là con sông Dnieper River, có đầy nhà chọc trời. Cư dân mạng Ucraina chỉ ra rằng Kiev hiện thời không có nhiều nhà chọc trời đến vậy, nhưng soi kỹ “Bức hình tương lai” này sẽ thấy rằng những tòa nhà chọc trời ở phía sau hẳn là sản phẩm của photoshop.
Soi cận cảnh, bạn có thể thấy có một số tòa cao ốc giống hệt nhau trên nhà chọc trời ở bên phải của bức hình, cả về hình dạng và đặc điểm của chúng cũng y hệt nhau, thậm chí đến góc bóng cũng giống nhau, hẳn là nó được cắt ghép trực tiếp.
Một số cư dân mạng còn chỉ ra rằng hình dạng của phần đa các tòa nhà chóp nhọn hoàn toàn đồng nhất ở phía bên phải bức ảnh trông giống tòa nhà Imperial Building ở New York, xét theo vị trí ở bên phải của tòa nhà thì thực sự có lẽ là tòa nhà này đã được ghép thẳng vào. Các cư dân mạng cũng phải thán phục: “Những thành tựu được làm theo kiểu của Kiev thực sự dễ gây chú ý, ngay cả đến Toà nhà Empire State cũng có thể chuyển qua từ New York.”
Bức hình Tòa nhà Empire State ở phía bên phải (ảnh trên) và bên trái (ảnh dưới).
Tổng hợp lại những chi tiết này, câu chuyện về cái gọi là “Người xuyên không Ucraina” chỉ là một “cuốn tài liệu hư cấu” được dựng lại bởi “Cổ Tích Siêu Nhiên Thời Hiện Đại” trong “Thành Phố Siêu Nhiên”, video cũng chứa đầy những lỗ khổng khác nhau, thiếu tính thuyết phục, không có lời giải thích rõ chân tướng mang tính khoa học, mà cũng không có cơ sở thực tế nào đủ sức thuyết phục có thể chứng minh được “tính xác thực” của sự việc này.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét