Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại ngày nay trông thế nào

Những kỳ quan cổ đại được hồi sinh

Nếu là một du khách ở thời cổ đại, sẽ có một vài điểm tham quan lớn trong danh sách muốn ghé thăm của bạn: Bảy Kỳ Quan Của Thế Giới Cổ Đại. Từ Hải Đăng Alexandria tới Khu Vườn Bậc Thang Thành Babylon, những kiệt tác kiến trúc này được những người Hy Lạp và Ai Cập xây nên hàng ngàn năm về trước. Chỉ một trong bảy kỳ quan này – Đại Tự Tháo Giza – nhìn chung vẫn còn nguyên vẹn. Vì thế, dưới đây, với sự trợ giúp của Xưởng phim Budget Direct và NeoMam, chúng ta đã có thể hình dung lại được những địa danh kỳ diệu này trông thế nào nếu chúng là những địa điểm du lịch hấp dẫn ngày nay.


Những tàn tích: Đền Artemis ở thành phố Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ

Được tác giả người La Mã Pliny the Elder mô tả là “Công trình kiến trúc tráng lệ kiểu Hy Lạp tuyệt vời nhất,” ngôi đền này chắc chắn xứng danh là một kỳ quan cổ đại. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 TCN, trên bờ đông của vùng đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ, dành cho Artemis, nữ thần tạo hóa và săn lượm của Hy Lạp. Theo Pilny, đền dài 129 m và rộng 68 m – gần gấp đôi đền Parthenon ở Athens.


Phục dựng: Đền Artemis ở thành phố Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ

Ngôi đền đã gây nó động trong thời gian tồn tại vì bị tấn công vài lần. Lần đầu tiên nó bị san phẳng vào năm 356 TCN trong một trận hỏa hoạn có chủ ý do tên hỏa tặc Herostratus khét tiếng người Hy Lạp gây ra, người đã phóng hỏa các dầm gỗ của đền để được nổi danh. Sau khi được tái thiết lại, đền lại bị phá hủy lần hai vào năm 282 SCN trong một trận oanh tạc do những người Gô tích, một tộc người ở Đông Đức gây nên. Ngày nay chỉ còn lại phần móng và một chiếc cột mà bạn vẫn có thể tham quan.


Những tàn tích: Hải Đăng Alexandria, Ai Cập

Hải Đăng Alexandria hay Đèn biển Alexandria, chắc chắn là đèn báo hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nó tọa trên đảo đá vôi Pharos, đối diện hai bến cảng của thành phố Alexandria (Đông và Tây). Được cho là cao 110 m, xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 300 đến 280 TCN.


Phục dựng: Hải Đăng Alexandria, Ai Cập

Chắc chắn là công trình do con người xây nên thứ hai cao nhất thế giới cổ đại, sau kim tự tháp ở Giza,  hải đăng tồn tại trong khoảng 1600 năm. Ba trận động đất từ năm 956 SCN đến năm 1333 đã làm hư hỏng nặng ngọn đèn này. Sau đó vào năm 1477, Pháo đài Qaitbay được xây nên trên tàn tích này. Năm 1994 các nhà khảo cổ học tìm thấy những gì được cho là tàn tích của ngọn đèn biển này dưới đáy biển ở Cảng Đông.


Những tàn tích: Khu vườn bậc thang Babylon, Iraq

Chắc chắn đây là công trình huyền bí nhất trong danh sách các kỳ quan, những khu vườn hoang đường này được cho là tọa lạc gần cung điện hoàng gia Babylon, ngay phía nam thành Baghdad, Iraq ngày nay. Khu vườn được cho là xây bởi Hoàng đế Nebuchadnezzar trong thời trị vì khoảng năm 605 đến 561 TCN, dành cho bà vợ Amytis - dường như nhớ cảnh cố quốc của mình ở Ba Tư (tên cũ của Iran hiện nay). Tuy nhiên, vì các bản thảo thời đó không hề đề cập đến khu vườn này, nên có người cho rằng nó chỉ là một vật hư cấu.


Phục dựng: Khu vườn bậc thang Babylon, Iraq

Sau này, các tác giả cổ mô tả Khu vườn treo được xây dựng bằng đá (một mặt hàng hiếm vào thời kỳ đó) và trông giống một ngọn núi bậc thang. Những loại cỏ cây ngoại lai nhô ra trên các bức tường, do đó mới gọi là "treo." Để cây cối sống sót trên sa mạc, nước có lẽ được bơm vào công trình này bằng một hệ thống tưới tiêu cổ từ hoặc một chiếc giếng hoặc dòng Euphrates gần đó.


Những tàn tích: Đại Tự Tháp Giza, Ai Cập

Cổ nhất - và kỳ quan duy nhất vẫn còn tồn tại đến nay - là Đại Tự Tháp, còn có tên gọi Tự Tháp Khufu. Nó là một trong ba tự tháp, Khufu, Khafre, và Menkaure, đứng sừng sững bên bờ đông dòng Nile gần thành phố Giza, miền bắc Ai Cập. Hoàn thành vào năm 2570 TCN, nó được xây làm mộ của vị vua triều đại thứ tư của Ai Cập, Khufu, có lẽ mất khoảng 20.000 thợ và gần 20 năm để xây dựng.


Phục dựng: Đại Tự Tháp Giza, Ai Cập

Khoảng 2.3 triệu khối đá vôi, mỗi khối nặng khoảng từ 2.5 đến 15 tấn được xẻ ra, vận chuyển và chế tác để tạo nên một công trình có lẽ nặng đến 5.7 triệu tấn. Trải qua nhiều năm, nó là nạn nhân của sự bào mòn, co lại từ 147 m lúc ban đầu, xuống còn 138 m hiện nay. Như bức ảnh phục dựng ở đây, nó từng được bao phủ hoàn toàn bởi những khối đá trắng sáng loáng tạo nên một bề mặt bóng mượt. Một số khối đá bọc vẫn còn trông thấy ngày nay, trong đó có một khối tạo Bảo Tàng Quốc Gia Scotland.


Những tàn tích: Lăng mộ ở thành phố Halicarnassus, Thổ Nhĩ Kỳ

Ngôi mộ vĩ đại này được xây dựng khoảng từ năm 353 đến 350 TCN bởi Mausolus, vua Caira ở tây nam bán đảo Tiểu Á, nay gọi là Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ. Công trình này, được thiết kế bởi chính Mausolus, ấn tượng tới mức tên của ông đã trở thành nguồn gốc của từ Mausoleum (lăng tẩm) hiện nay.


Phục dựng: Lăng mộ ở thành phố Halicarnassus, Thổ Nhĩ Kỳ

Theo tác giả người La Mã Pliny the Elder, lăng mộ này được xây nên bằng nhiều đá cẩm thạch trắng và vàng từ Athens và đá cẩm thạch đỏ từ Thổ Nhĩ Kỳ, đặt trên một móng hình chữ nhật. Một dãy hùng vĩ 36 cột dẫn tới chống đỡ một mái hình chóp 24 bậc, tại đó có một bức tượng Mausolus bằng đá cẩm thạch lớn đang cưỡi một cỗ xe ngựa cải trang thành anh hùng Hy Lạp Hercules. Bị phá hủy bởi một trận động đất vào khoảng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 SCN, những khối đá còn lại được tái sử dụng cho các công trình khác.


Những tàn tích: Tượng Thần Zeus ở thành phố Olympia, Hy Lạp

Bức tượng cao 12 m bằng vàng và mạ ngà voi được xây dựng khoảng năm 436 TCN bởi nhà điêu khắc Hy Lạp Phidias và đặt tại Đền Zeus ở thành phố Olympia, miền tây Hy Lạp. Bức tượng có một ảnh hưởng rất lớn tới nghệ thuật của người La Mã và Hy Lạp, truyền cảm hứng cho mọi thứ từ đồ gốm cho đến tiền xu.


Phục dựng Tượng Thần Zeus ở thành phố Olympia, Hy Lạp

Tác phẩm nghệ thuật này ngồi trên một chiếc ngai gỗ huyết tùng dát vàng, ngà, gỗ mun và đá quý. Trong tay trái của ngài là một cây quyền trượng cùng một con đại bàng đậu trên đỉnh, còn trong tay phải là một bức tượng thần Nike (Nữ thần chiến thắng). Ngôi đền làm kinh ngạc thế giới cổ đại suốt một nghìn năm và trở thành một nơi nhất định phải viếng thăm với những ai tham gia Thế Vận Hội Olympic cổ đại. Chẳng ai biết bức tượng gặp kết cục thế nào. Đền Zeus bị phá hủy vào năm 426 SCN và sau đó bức tượng có lẽ đã biến mất hoặc trong một trận hỏa hoạn được di chuyển tới Constantinople (Istanbul) khoảng 50 năm sau đó.


Những tàn tích: Tượng khổng lồ ở đảo Rhodes, Hy Lạp

Có lẽ bức tượng hùng vĩ này không phải vô cớ được gọi là Tượng khổng lồ ở đảo Rhodes. Mất 12 năm để xây dựng, khoảng từ năm 294 đến 282 TCN, bức tượng Helios thần mặt trời Hy Lạp bằng đồng ỏe đảo cảng Rhodes cao đến 32 m. Nó được xây nên bởi nghệ sĩ Chares of Lyndus để chào mừng sự bao vây Rhodes bất thành của vua Cyprus thời đó, năm 305 TCN.


Phục dựng: Tượng khổng lồ ở đảo Rhodes, Hy Lạp

Bức tượng bị phá hủy bởi một trận động đất chỉ một phần hai thế kỷ sau đó, vào năm 225 đến 226 TCN và để lại một bức tượng hư nát suốt 800 năm sau đó. Nó bị nấu chảy và bán làm kim loại phế liệu vào thế kỷ thứ 7, sau khi quân đội Ả rập xâm chiếm hòn đảo này. Mất tới khoảng chừng 900 con lạc đà để chở đi được tất cả chỗ kim loại này.


CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét