Những người theo thuyết du già, thuyết tu luyện khổ hạnh và các pháp sư từ lâu đã có khả năng kiểm soát được hoạt động sinh lý học của cơ thể như nhịp tim, thể nhiệt, huyết áp và hơi thở, chỉ dùng trí óc.
Tehra Bey, người Ai Cập có thể làm tăng tốc độ nhịp mạch đập lên đến 140 nhịp trong một phút hoặc giảm xuống còn 40 và đôi khi còn làm cho nó ngừng đập hoàn toàn. Một người Ai Cập khác, Hamid Bey, người được ba bác sĩ điều tra nghiên cứu, có thể kiểm soát tốc độ đập của mạch ở cổ tay ông và làm cho nó khác với nhịp đập của tim ông. Trong một thí nghiệm với cổ tay trái đã ghi lại được tốc độ nhịp mạch đập là 102, bên phải là 84 và tim là 96. Thường thì mọi người cần phải ở mức trung bình là 72.
Sau khi lần theo khả năng này ở một phạm vi rộng hơn chúng tôi đã tìm ra người có thể rơi vào trạng thái chết giả trong đó hoạt động tâm sinh lý của toàn cơ thể như ngừng lại và người đó cho thấy tất cả các dấu hiệu của cái chết vật lý, không tìm ra nhịp tim đập hay hơi thở. Đôi khi điều này xảy ra mà không có cảnh báo và có người bị cho là đã chết về tinh thần thì sau một cơn hôn mê kéo dài vài giờ hay thậm chí nhiều ngày bất ngờ hồi sinh. Hồ sơ y bệnh đầy ắp các trường hợp như thế này. Có một trường hợp mới đây nhất ở một ngôi làng tại bang miền nam Tamil Nadu được trang Thông tin trực tuyến ABC đưa tin ngày 13 tháng 11 năm 2003, tại đây một cụ già 80 tuổi người ta cho là đã ra đi vì tuổi ra – em vợ của ông miêu tả khi bà tìm thấy, ông ‘như khúc gỗ’ vậy. Ông chỉ bị đánh thức dậy bởi việc tiếp tục phải cho tắm nước lạnh truyền thống vài phút trước khi đến giờ ông được đưa lên giàn thiêu.
Kỳ lạ hơn và hiếm thấy hơn là những trường hợp đặc biệt mà người ta gọi là ‘sự hôn mê tư ý,’ khi đó sự chết giả được thực hiện bằng ý chí, đôi khi như một phần của sự thử thách thần bí. Những ví dụ về trường hợp này chủ yếu cảy ra ở những nền văn hoá có một truyền thống về sự khống chết cơ thể hà khắc nhơ ở Ấn Độ, Tây Phi và Ai Cập. Năm 1974 một người đàn ông phi thường người Tôgô, Tây Phi được chôn trong một chiếc quan tài được đậy bằng những tấm bê tông và những lớp vữa. Sau một vài giờ đám đông lớn, đã tụ tập lại để quan sát sự việc này, bắt đầu hoảng sợ và cầu xin những người có thẩm quyền thả anh ta ra. Đột nhiên người đàn ông này bật ra xuyên qua tấm bê tông và lớp đất - để lại chiếc quan tài đã bị đóng đinh vẫn nguyên vẹn. Bí mật của anh ta, anh ta đã nói, là đã nằm thiền suốt một hồi lâu trong lòng đất.
Ông Rahman Bey người Ai Cập là một chuyên gia về loại hiện tượng này và có nhiều sổ sách ghi lại những người theo thuyết du già hay tu luyện khổ hạnh Ấn Độ từ thế kỷ 19 đã tạm thời làm ngưng lại hơi thở hoặc làm giảm nó tới mức độ gần như bằng với không thể phát hiện và rồi sau đó cho phép chính họ tự chôn sống trong nhiều ngày kế tiếp nhau. Tuy nhiên, trong vòng 30 năm qua hay hơn thế có rất nhiều vụ chết thảm trong số những người mộ đạo không chân chính đang cố lập nên kỳ công này nhưng những nhà chức trách Ấn Độ đã hoàn toàn ngăn chặn được.
Hai trường hợp chết giả kỳ lạ của thế kỷ 10 gồm một là Colonel Townshend và một người theo thuyết tu luyện khổ hạnh người Ấn Độ, người đã tự cho phép chôn sống trong chín tháng.
Colonel Townshend dường như có thể ‘chết’ bất cứ khi nào ông ta sẵn lòng. Tim ông ngừng đập, không còn có dấu hiệu hô hấp gì cả và toàn bộ cơ thể ông lạnh và cứng như chính nó đã bị chết. Nét mặt của ông bị co lại và nhợt nhạt còn mắt xa cách và lạnh nhạt. Ông thường giữ nguyên trong trạng thái này nhiều giờ sau đó dần dần hồi sinh. Theo bác sĩ của ông, Tiến sĩ Cheyne, mô tả của riêng ông về hiện tượng này của Colonel Townshend là vì ông ta có thể ‘chết’ hay tắt thở khi ông ấy sẵn lòng, nhưng bằng bằng một sự cố gắng hay bằng một lý do chưa xác dịnh ông ấy có thể lại ‘hồi sinh.’ Trong một dịp ba thày thuốc đã làm chứng cho hiện tượng này của ông, một trong ba người này để tay lên trên tim của vị Đại tá này, những người khác giữ cổ tay ông và người thứ ba đặt một tấm gương trước miệng ông. Họ nhận thấy rằng tất cả những dấu hiệu của sự hô hấp và nhịp mạch đập dần dần ngừng lại. Vì vậy khiến họ tin chắc rằng ông đã chết, rằng họ đã sẵn sàng đi khỏi phòng thì họ lại nhân thấy một vài dấu hiệu của sự sống lại xuất hiện và ông dần dần hồi sinh.
Khoảng naă 1838, báo chí Calcutta mô tả một thầy tu Đạo Hồi hay người theo thuyết khổ hạnh tự nhận mình là một người mộ đạo có khả năng đi vào cõi chết - giống như một sự hôn mê tới mức độ sâu hơn nhiều. Ông ta thường biểu diễn kỳ tài này với những người dân địa phương và sau đó được yêu cầu thực hiện việc đó trước một vài cư dân và viên chức Châu âu. Nhà chiến lược Wadw, một đặc vụ chính trị ở Loodhiana, có mặt ở đó khi người theo thuyết tu luyện khổ hạnh này được đào lên, mười tháng sau khi ông được đào lên, mười tháng sau khi ông được Tướng Ventura chốn, trước mặt tiểu vương và nhiều thủ lĩnh quan trọng (ảnh to ở trên).
Dường như người đàn ông này đã sẵn sàng chuẩn bị trước cho bản thân bằng một vài chuỗi hành động mà, như ông đã cho biết, đã át tạm thời khả năng tiêu hoá, để cho sữa được đưa vào dạ dày mà không bị thay đổi gì. Sau đó ông ép tất cả hơi thở vào trong não bộ nó trở nên nóng lên, với việc đó đôi lá phổi không hoạt động nữa và trái tim ngừng đập. Sau đó, mọi kẽ hở trong cơ thể ông qua đó mà không khí có thể lọt vào được, đã bị bịt lại bằng sáp ong, ngoại trừ mồm nhưng lưỡi bị đẩy về phía sau bằng với việc chặn cổ họng lại, nhờ đó mà ông trở nên bất tỉnh. Sau đó người đàn ông theo thuyết tu luyện khổ hành này được cởi hết quần áo ra và đặt vào một cái bao bằng lanh được đánh dấu bằng con dấu riêng của tiểu vương Runjeet Sing. Rồi cái báo này được đặt trong một cái hòm gỗ lại được khoá và bịt kín lại và chiếc hòm này được chôn trong một hầm mộ, mặt đất được vùi lên trên và làm bằng xuống, một cụm lúa mạch gieo tại chỗ đó và những vệ sĩ đứng canh gác nó. Mặc dù có những sự giữ gìn kỹ lưỡng như vậy nhưng vị tiểu vương kia vẫn không tin chắc về sự đảm bảo đó và sai vệ sĩ này đào lên để kiểm tra không chỉ có một lần mà hai lần vào thời kỳ tháng thứ mười. Trong cả hai dịp người đàn ông theo thuyết tu luyện khổ hạnh này đều được tìm thấy trong trạng thái giống hệt như khi họ chôn ông.
Khi ông được đào lên,điều đầu tiên phải được thực hiện để làm cho người đàn ông này tỉnh lại là lật lại cái lưỡi của ông mà người ta thấy nó đã hoàn toàn cứng lại và cần phải được giữ bằng tay tại vị trí thích hợp. Sau đó nước ấm được giội lên người ông ta, còn mắt và mồm ông ẩm ướt bởi nước sáp ong hoặc đất. Ông ta hồi tỉnh lại khá nhanh và chẳng mấy chốc đã có thể nhận ra những người đang dõi xem và lại bắt đầu trò chuyện với họ. Ông khai là trong trạng thái hôn mê này những giấc mơ của ông thật khác thường và thật là đau khổ khi bị đánh thức khỏi giấc mơ bí hiểm của mình mặc dù vậy dường như không bao giờ ông đi sâu vào chi tiết những cảm giác hay những gì đã trải qua đang lúc ở tình trạng này. Trong lúc ở dưới lòng đất ông có một nỗi sợ là có thể ông sẽ bị các loài côn trùng tấn công, để tránh điều này thì chiếc hòm đã được gắn với trần hầm mộ. Thời gian trong trạng thái nghỉ đông của ông có vẻ như đã phải trải qua một trạng thái chết giả hoàn toàn và khi được phóng thích không nhịp mạch đập nào có thể tìm ra còn cặp mắt mang vẻ đẫn đờ của một xác chết.
Sau đó, một vài viên chức người Anh đề nghị bổ sung thêm những điều kiện nữa đối với người theo thuyết tu luyện khổ hạnh này khi ông bước vào sự hôn mê của mình lần tiếp theo nhưng ông từ chối khi bị hạn chế như vậy, điều này dĩ nhiên khiến họ hoài nghi rằng toàn bộ sự việc kia chỉ là trò lừa gạt. Tuy nhiên, cuộc thí nghiệm đó đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần bởi những người đáng tin cậy, những con người mà có những quan điểm không thể bị bác bỏ và sử dụng nhiều sự đề phòng nghiêm ngặt trước việc bị mắc míu đến một trò lừa gạt. Vả lại, sẽ khó có thể nghĩ được là chính bản thân những hoàng tử Ấn Độ để mình bị thành trò hề bởi mạng sống của ai đó họ sẽ không lưỡng lự khi xử tử trước biểu lộ âm mưu lừa gạt nhỏ nhất.
Có lẽ không một người bị chôn xuống dưới đất lâu đến vậy – như thể ngủ đông – nhưng sau đó được đào lên mà vẫn còn sống? Kiểm soát được tình trạng chết về thể xác này lẽ dĩ nhiên là một trong những khả năng khó tin nhất của con người, tuy thế như đã đề cập trên đây có rất nhiều vì dụ về những người đã cho thấy tất cả các dấu hiệu về sự chết vật lý rồi sau đó được đem chôn – ngay sau đó được nhận thấy là vẫn còn sống khi bị đem chôn. Câu chuyện về Lễ Mai Táng Vội Vã của Edgar Allan Poe được xây dựng dựa trên những sự việc xảy ra như thế này. Tuy nhiên, thực tế là có nhiều trường hợp chết giả như thế này vẫn đang biểu lộ những đặc điểm vật lý tương tự mặc dù thường xa cách nhau về địa lý những thực sự đã thêm vào cho những câu chuyện này sự đáng tin cậy nào đó.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét