Devendra Suthar, 46 tuổi người Ấn Độ chào đời với chứng nhiều ngón. Chứng bệnh này xảy ra khi quá nhiều ngón tay và ngón chân được hình thành trong tử cung trong thời gian 6 đến 7 tuần thai kỳ. Ông đã giành được kỷ lục Guiness Thế giới dành cho người đàn ông có nhiều ngón tay, ngón chân nhất vào ngày 14 tháng 11 năm 2014 khi trên mỗi bàn tay và bàn chân đều có 7 ngón.
Có biệt danh 'người đàn ông có quá nhiều ngón' ở quê nhà, thành phố Himmatnagar, bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Ông Suthar không cho rằng tình trạng bệnh của mình khiến ông gục ngã. Nhưng, ông bố hai con luôn lo lắng bị cắt vào ngón tay trong khi làm mộc cũng như vất vả khi tìm cho được đôi giày thích hợp.
Chân của ông Suthar (phải) và chân của con trai, cậu bé có bàn chân bình thường.
Trong mỗi 700 đến 1000 ca sinh trên toàn thế giới chỉ có 1 người bị chứng nhiều ngon, thống kê cho thấy. Chứng bệnh này thường được phát hiện trong quá trình siêu âm.
Các bệnh nhân ở những nước phát triển thường thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ ngón thừa vào thời gian trẻ bước sang 2 tuổi, theo Bệnh viện nhi Boston.
Trường hợp nhiều ngón nhất thuộc về bệnh nhân Akshat Saxen, sinh ra ở Ấn Độ năm 2020, trên mỗi bàn tay có 7 ngón và mỗi bàn chân có 10 ngón, theo Kỷ lục thế giới Guiness.
Tuy nhiên, Akshat đã thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ ngón thừa. Ông Suthar do đó trở thành người năm giữ kỷ lục người đàn ông 'còn sống' có nhiều ngón tay chân nhất được ghi nhận.
Ông Suthar là người duy nhất trong gia đình mắc phải chứng bệnh mà người ta cho rằng xảy ra ngẫu nhiên này nhưng có thể cũng liên quan đến yếu tố di truyền.
Nếu không được điều trị, tình trạng có thể khiến những người mắc bệnh gặp khó khăn khi sử dụng đôi tay mà ông Suthar thừa nhận càng có tuổi càng khó khăn hơn.
Dù nhận được chứng nhận phá kỷ lục thế giới, nhưng sự chú ý này không thể giúp ông Suthar cải thiện được tình hình tài chính, ông vẫn không đủ khả năng để phẫu thuật.
Dù vẫn giữ tinh thần lạc quan, nhưng ông Suthar thừa nhận bực bội khi phải cẩn thận để không bị cắt vào tay trong khi làm việc.
Những ngón chân thừa cũng cọ vào giày hoặc thò ra ngoài dép khiến ông đi lại khó khăn.
Ông Suthar cùng vợ và con trai, con gái.
Chứng nhiều ngón là gì?
Nhiều ngón là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi một người sinh ra có những ngón tay hoặc chân thừa. Cứ mỗi 700 đến 1000 ca sinh trên thế giới chỉ có 1 người mắc phải.
Trong tuần thứ 6 hoặc thứ bảy của thai kỳ, bàn chân của thai nhi chia thành các ngón tay và chân. Chứng nhiều ngón xảy ra khi các chi tách thành quá nhiều lần.
Những ngón thừa này có thể là từ một cục thịt thừa cho đến một ngón tay hoặc ngón chân hoàn chỉnh, hoạt động bình thường.
Phần lớn thời gian ngón tay hoặc ngón chân này nhỏ hơn các ngón khác và có hình dạng còi cọc. Nếu có hình dạng đầy đủ, nó sẽ chứa tất cả các xương, mạch máu và dây thần kinh thông thường.
Chứng nhiều ngón được cho là xảy ra ngẫu nhiên nhưng có lẽ liên quan đến yếu tố di truyền hoặc liên quan đến một chứng bệnh cơ bản. Chứng bệnh này thường được phát hiện khi siêu âm.
Phẫu thuật cắt bỏ những ngón thừa này thường diễn ra khi đứa bé tròn 1 hoặc 2 tuổi. Điều này sẽ trả lại cho chúng một bàn tay hoặc bàn chân có hình hài, chức năng như bình thường.
Một số trường hợp nhiều ngón khác
Anh em Tribhwan và Triloki Yadav, người Ấn Độ ở vào hoàn cảnh thừa ngón chân, ta (nghĩa là có nhiều ngón chân, tay hơn bình thường), do vậy ở mỗi bàn tay của họ có 5 ngón cộng với một ngón cái và mỗi bàn chân có 6 ngón.
Godfrey Hill, người Anh (sinh năm 1928) ở vào hoàn cảnh siêu đếm với 10 ngón tay và 2 ngón cái. Godfrey nhận thấy đôi bàn tay của mình có một lợi thế khi còn đi học – ông dứng đầu lớp về phép cộng trong những ngày khi mà 12 đông penny đổi được một siling. Tình cảnh của ông đã khiến giành được sự chú ý trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Tuynidi nơi ông bị hiểu nhầm là con cháu của thánh Allah.
Theo một cuộc điều tra chính thức ở một bé trai tại Shoreditch, khu đông Luân Đôn, Anh ngày 16 tháng 9 năm 1921 người ta đồn rằng cậu có 14 ngón tay và 15 ngón chân.
Chứng nhiều ngón có thể gây ra cho bất cứ ai trong số 300 chứng nan y bẩm sinh ít thấy. Tình trạng này thực ra khá phổ biến bới 2/1000 ca sinh bị nhiễm. Những ngón tay phụ này hầu như là các bướu thịt mà không có xương nhưng vẫn hoàn toàn có thể là những ngón tay bình thường hay những ngón chân trọn vẹn.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét