Hơn 20000 người đã mất tích trong vạt rừng nằm giữa các thành phố Utqiagvik, Anchorage, và Juneau có tên gọi Tam giác Alaska – và một số người cho rằng nguyên nhân do những thế lực huyền bí gây nên.
Tam giác Bermuada, còn có tên gọi là Tam giác của quỷ, là một vùng ở Bắc Đại Tây Dương khét tiếng vì một số vụ mất tích bí ẩn suốt nhiều năm qua, làm dấy lên những truyền thuyết và giả thuyết âm mưu. Nhưng xa hơn về phía bắc là một vùng tam giác cũng kỳ lạ và huyền bí không kém có tên Tam giác Alaska.
Vùng này, được xác định đại khái là vùng hoang vu ở giữa 3 thành phố Utqiagvik, Anchorage, và Juneau còn được gọi là Tam giác Bermuda của Alaska, mặc dù mô tả đó có lẽ đó là một sự bất công với mức độ thực sự nguy hiểm chết người của Tam giác Alaska.
Sự việc kỳ lạ đầu tiên được công chúng chú ý là vào Tháng Mười năm 1972, một máy bay chở khác nhỏ đột nhiên biến mất trong hành trình từ thành phô sAnchorage tới thành phố Juneau. Cả các hành khách lẫn xác máy bay đều chưa được tìm thấy dù đã có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm trong một vùng kéo dài tới 325.000 dặm vuông.
Sự việc ở đó chỉ trở nên tồi tệ hơn. Thêm nhiều máy bay nữa gặp nạn tại Tam giáng Alaska, những người đi bộ đường dài mất tích, những người dân địa phương cũng như các du khách đều biến mất như thể tan vào hư vô. Lịch sử cho thấy rằng kể từ tai nạn máy bay năm 1972, có hơn 20000 người đã mất tích ở Tam giác Alaska – một tỷ lệ có gấp đôi số người mất tích trung bình của cả nước – dẫn đến nhiều người ức đoán liệu những vụ mất tích này là tự nhiên hay siêu nhiên.
Sự biến mất của Lãnh đạo Hạ viên Hale Boggs
Dù vùng hoang vu này thường được gọi là “Tam giác Bermuda của Alaska” đã chứng kiến nhiều trường hợp người mất tích trước năm 1972, nhưng nó thực sự trở thành điểm được công chúng quan tâm là vào Tháng Mười năm đó khi một chiếc máy bay cá nhân chở Lãnh đạo Hạ viện Mỹ Hale Boggs biến mất đâu đó giữa thành phố Anchorage và thành phố Juneau.
Ngày 6 Tháng Mười năm 1972, Boggs và Nghị viên Nick Begich cùng ngôi trên chiếc máy bay 310 hai động cơ cùng một trong những sĩ quan phụ tá của Begich, Russell Brown, và phi công Don Jonz. Boggs đã từng tới thăm tân nghị viên Begich trong một cuộc vận động tranh cử. Nhưng vào một thời điểm nào đó trong chuyến bay này, chiếc máy bay dường như biến mất vào hư vô.
Hạ nghị viên Hale Boggs, mất tích tại Tam giác Alaska vào tháng 10 năm 1972.
Theo từ Politico, khi tin tức về việc đột nhiên mất tích của chiếc máy bay này lan tới Washington D.C, người ta đã khởi động chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn lớn nhất tính đến thời điểm đó trong lịch sử nước Mỹ. Tổng cộng, 40 máy bay quân sự và 50 máy bay dân dụng tham gia hỗ trợ tìm kiếm, khắp một vùng trải dài 325.000 dặm vuông và kéo dài hơn 3.600 giờ.
Nhưng sau 39 ngày, đội tìm kiếm không tìm thấy gì – dù chỉ là một dấu vết của chiếc máy bay hay bất cứ ai trên đó. Cuộc tìm kiếm bị đình lại, và vụ việc này đã thúc đẩy Quốc hội thông qua một điều luật bắt buộc các máy bay dân dụng của Mỹ đều phải trang bị máy phát định vị khẩn cấp.
Không lâu sau, những giả thuyết âm mưu nổi lên, trong đó có một giả thuyết liên quan đến thành viên trong Hội đồng Warren của Boggs – do Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập để điều tra vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy – và sự bất đồng ý kiến của ông về báo cáo của ủy ban này hướng đến một kẻ sát nhân duy nhất.
Nói tóm lại, Boggs cho rằng vụ ám sát Kennedy có thể liên quan đến nhiều cá nhân, và nhưng người theo thuyết âm mưu cho rằng Boggs đã bị giết bởi vì ông đã nghiên cứu quá sâu vào thứ mà không không nên.
Tuy nhiên, máy bay của Boggs không phải là chiếc đầu tiên hay cuối cùng mất tích ở Tam giác Alaska. Thực tế, vào năm 1950, một báy bay quân sự chở 44 hành khách cũng đã biến mất không để lại một dấu vết. Sự việc tương tự xảy ra với chiếc phi cơ Cessna 340 chở theo 4 hành khách năm 1990.
Và những vụ mất tích vẫn chưa dừng lại ở đó. Trên thực tế, tình hình chỉ khiến người ta choáng hơn khi làm phép tính nhân số các cá nhân đã bị mất tích ở Tam giác Alaska – hơn 16.000 người kể từ năm 1988. Hay, nói cách khác, cứ 1000 người ở Alaska thì có chừng 4 người bị mất tích, nhiều gấp đôi trung bình cả nước.
Tất nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là “Vì sao?”
Các giả thuyết về những vụ mất tích huyền bí ở Tam giác Alaska
Theo trang Travel Channel, một giả thuyết đáng chú ý về Tam giác Alaska và rất nhiều vụ mất tích trong vùng này xuất phát từ một báo cáo kỳ lạ gửi cho Cục Hàng Không Liên Bang Mỹ vào năm 1986.
Báo cáo cho rằng Chuyến bay số 1628 của Hàng Không Nhật Bản đã bắt gặp 3 vật lạ trên không không xác định (UAP), thường được biết đến với tên gọi các vật thể bay không xác định (UFO). Phi công của máy bay báo cáo rằng lúc đầu họ nghĩ rằng phi cơ đó là của quân đội, trước khi nhận thấy rằng những vật thể đó theo kịp chiếc máy bay này và lượn xung quanh nó với những chuyển động thất thường trong khi phát ra những chùm ánh sáng.
Những báo cáo này sau đó theo tin đã đưa được xác nhận bởi dân thường và hệ thống radar của quân đội, dẫn đến một số người suy đoán rằng hàng nghìn vị mất tích kỳ lạ đã diễn ra ở Tam giác Alaska đó có thể là do người ngoài hành tinh.
Các giả thuyết khác cho rằng có tồn tại những cơn lốc năng lượng khổng lồ, dữ dội bên trong Tam giác Alaska. Theo đó, hướng di chuyển của một cơn lốc năng lượng có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người. Ví dụ một cơn lốc di chuyển theo chiều kim đồng hồ, chẳng hạn, tạo ra những cảm xúc tích cực, trong khi một cơn lộc di chuyển ngược chiều kim đồng hồ có thể khiến con người trải qua những cảm xúc và rối loạn tiêu cực
Quả thực, các trang tin điện tử đã đưa tin rằng đã phát hiện ra những bất thường đáng chú ý về từ trường bên trong Tam giác Alaska, và các đội tìm kiếm trong vùng này đã báo cáo những chiếc la bàn của họ bị lệch hơn 30 độ. Một số người cũng báo cáo cảm thấy mất phương hướng hoặc trải qua những ảo giác về thính giác, điều có thể giải thích rõ ràng cho lý do vì sao người ta bị mất tích hoặc gặp tai nạn ở Tam giác Alaska.
Những giải thuyết khác thậm chí còn lần theo dấu vết xa xưa hơn, bắt nguồn từ truyện dân gian của Thổ dân Mỹ. Những thổ dân Tlingit và Tsimshian, chẳng hạn, từng kể những câu chuyện về một sinh vật có tên Kushtaka, một quái vật biến hình thường lảng vảng ở vùng hoang vu Alaska này để săn mồi.
Kushtaka, những sinh vật giống loài rái cá trong truyện dân gian của Thổ dân Mỹ cho rằng thường rình bắt mồi ở Tam giác Alaska.
Kushtaka có bề ngoài giống một con rái cá, nhưng thường xuất hiện trước những người bị lạc trong vùng rừng này giả làm một người bạn đáng tin cậy, dẫn dụ nạn nhân của chúng bào sâu hơn trong vùng này và hoặc xé xác họ ra hoặc biến họ thành một con Kushtaka.
Cũng có những giả thuyết khác, một số giả thuyết kỳ quặc hơn các giả thuyết khác, từ không khí nặng và thời tiết kỳ lạ đến những tia laser năng lượng phát ra từ thành phố Atlantis đã biến mất.
Các yếu tố về địa lý có thể giải thích vì sao con người bị mất tích ở Tam giác Alaska
Trong khi có lẽ thú vị khi cho rằng có những sự việc siêu nhiên bên trong Tam giác Alaska, thì sẽ là một sự bất công khi tranh luận về vùng này mà cũng không xem xét đến những lời giải thích khoa học về rất nhiều vụ mất tích của nó.
Theo tờ Manual, một trong những lời giải thích khoa học chắc đúng nhất, hết sức đơn giản, do địa lý.
Với tuyết rơi quanh năm, vùng hoang vu rậm rạp, và những dòng sông băng lớn chứa những hang và những ké nứt khổng lồ, khả năng tìm thấy xác một chiếc máy bay hoặc một người xấu số là rất ít. Những người đi bộ đường dài có lẽ đã rơi xuống những hố sâu, những vết chân của họ chắc chắn đã bị tuyết bao phủ trước khi ánh sáng rời xa mắt họ.
Ngay cả những chiếc máy bay, dù cỡ lớn, cũng có thể nhanh chóng bị chôn vùi dưới lượng tuyết rơi dày. Cũng nên nhớ rằng, bản thân bang Alaska rộng lớn. Alaska lớn gấp đôi bang Texas và phần lớn nó vẫn chưa có người sinh sống.
Những giả thuyết huyền bí xoay quanh Tam giác Alaska chắc chắn thú vị khi bàn luận, nhưng sự thật đáng tiếc là rất dễ để một người bị mất tích ở vùng hoang vu của Alaska này – và người sau không thể tìm thấy họ khi đã biến mất.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét