Một khám phá đáng chú ý tại Trung Quốc đã đưa ra giả thuyết rằng một sổ loài động vật có vú cổ đại có lẽ đã từng săn bắt khủng long làm bữa tối.
Hóa thạch cho thấy một sinh vật giống con lửng đang nhai một con khủng long nhỏ, có mỏ, các xương hoá thạch của chúng quấn vào nhau. Khám phá xuất phát từ một khu vực được gọi là “Pompeii của Trung Quốc,” nơi bùn và mảnh vụn từ các núi lửa cổ đại đã chôn vùi các sinh vật này ngay tại chỗ.
Hóa thạch này, được mô tả trên tạp chí Scientific Reports, cho thấy hai sinh vật từ khoảng 125 triệu năm trước, trong Kỷ Phấn Trắng.
Dù loài động vật có vú nhỏ bé hơn, những các nhà nghiên cứu cho rằng nó đang tấn công khủng long khi cả hai bị mắc kẹt trong dòng dung nham của núi lửa. Động vật có vú đang ngồi trên con khủng long, đôi chân của nó đang kẹp chặt lấy mồm và một chân sau của loài bò sát này trong khi răng của nó cắm sâu vào lồng ngực.
Việc động vật có vú ăn thịt khủng long đã được đề xuất trước đây: một hóa thạch khác cho thấy một động vật có vú đã chết với xác khủng long trong ruột của nó. Nhưng phát hiện mới cũng cho thấy rằng động vật có vú có thể đã thực sự săn những con khủng long có kích thước lớn gấp nhiều lần chúng và không chỉ ăn xác những con đã chết.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng đã có một vài hóa thạch giả mạo được biết đến ở vùng này. Tuy nhiên, sau khi tự tay dọn dẹp các bộ xương và phân tích các mẫu đá, họ tin chắc rằng hóa thạch này – được một nông dân tìm thấy năm 2012 – là chính cống và cũng chào đón các nhà khoa học khác tới nghiên cứu.
Loài động vật có vú trong hóa thạch đôi này là thú ăn thịt Repenomamus robustus, có kích thước bằng khoảng một con chuột nhà. Còn con khủng long – loài Psittacosaurus lujiatunensis (Khủng long vẹt) – có kích thước bằng một con chó cữ trung và có cái mỏ giống mỏ vẹt.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét