Nằm hoàn toàn cách biệt với nhà thờ Kidderminster về phía con Đường Birmingham, vùng trung du nước Anh, Rừng Hagley là một phần của Lâu đài Hagley, tài sản thuộc về Huân tước Cobham. Ban ngày nơi đây là một vùng tươi đẹp nhưng vắng vẻ, tuy nhiên về đêm lại chìm sâu trong bóng tối ma quái của dải đồi Clent, bầu không khí hơi thật kỳ lạ. Vùng này được cho là nổi tiếng vì những sự việc kỳ lạ và có lẽ chẳng có gì kỳ lạ hơn những gì đã xảy ra tại đây vào một ngày tháng Tư trời nắng đẹp hơn 60 năm về trước.
Ngày 18 tháng 4 năm 1943, bốn thiếu niên người vùng Stourbridge gần đó tên là Robert Hart, Thomas Willets, Bob Farmer và Fred Payne đang vào đây săn trộm. Chúng tiến đến một thân cây phỉ rỗng (mà do kích thước lớn và cổ thụ của nó đường như đã bị gọi nhầm là cây du núi đến tận ngày nay) và chắc mẩm rằng nó sẽ một nơi lý tưởng để săn tổ chim. Bob Farmer cố gắng trèo vào trong cái cây nhưng khi đưa mắt nhìn vào bên trong thân cây rỗng này thì bất thình lình cậu trông thấy hai hốc mắt của một cái đầu lâu trắng dã, đang nhìn chằm chằm cậu giữa những cành cây xoắn xít lại.
Lúc đầu cậu không hình dung ra được vật mà cậu đang nhìn thấy là gì mà chỉ nghĩ rằng có lẽ nó là của một con vật nào đó. Nhưng khi kéo cái sọ này ra khỏi những cánh cây nhiều mấu này và nhìn thấy một mảng thịt đang thối rữa trên trán, một ít tóc vẫn còn lại và những chiếc răng cửa bị cong queo thì cậu đã nhận ra cái mình đã tìm thấy. Kinh hãi trước vật khám phá ra đó và sau khi biết mình đang ở trong khu rừng này bất hợp pháp các chàng trai này quyết định sẽ không nói với ai về chuyện này cả. Chúng để chiếc đầu lâu kia trở lại nơi cái cây và nhanh chóng tìm đường trở về nhà.
Tuy nhiên, cậu bé nhỏ tuổi nhất trong nhóm Willets, cảm thấy lo lắng khi phải giữ một bí mật như vậy nên đã quyết định kể với cha thứ chúng đã tìm thấy. Theo lẽ cố nhiên sau đó cha cậu đã trình báo với Lực lượng Cảnh sát hạt Worcestershire, sáng hôm sau họ đã tới địa điểm đó. Ở bên trong và xung quanh khu vực chỗ cái cây cổ thụ đó họ đã tìm thấy không chỉ là chiếc sọ người mà còn thấy một bộ xương gần như còn nguyên vẹn, một chiếc giày đế cao su và một vài mảnh quần áo đã mục nát. Trong một cuộc tìm kiếm kỹ lượng bụi cây thấp bao quanh đó một bàn tay đã bị cắt đứt ra từ thi hài kia cũng được tìm thấy đã được chôn gần đó.
Nhiệm vụ khám xét thi hài này được đặt vào tay Giáo sư James Webster, khi đó là nguyên chủ tịch Phòng Thí Nghiệm Khoa Học Pháp Lý Nội Địa ở vùng Trung du miến tây nước Anh, người mà ngay trước khi cuộc Thế Chiến II xảy ra đã lập nên Phòng Thí Nghệm Khoa Học Pháp Lý Trung Du Miền Tây tại Trường Đại Học Birmingham.
Sau một cuộc khám xét tỉ mỉ trong phòng nghiệm ở Birmingham, Giáo sư Webster xác định rằng thi hài đó là một phụ nữ có lẽ khoảng 35 tuổi, cao 5 feet (1,5m) có mái tóc màu nâu xỉn và rằng không đều ở hàm dưới. Cô ít nhất cũng đã từng một lần sinh nở. Ông ước lượng rằng cô đã bị chết ít nhất là 18 tháng trước khi được tìm thấy. Nói cách khác là cô đã chết vào khoảng tháng 10 năm 1941. Không có dấu vết nào của bệnh tật hay của sự cưỡng bức trên cơ thể của cô cả ngoại trừ miệng bị nhồi bằng vải lụa. Nhân viên điều tra tuyên bố nạn nhân chết vì bị ngạt thở và nói rõ rằng người phụ nữ này có lẽ đã bị ám sát rồi sau đó được đặt vào trong hốc cây kia khi cơ thể vẫn còn ấm, vì thi hài đó sẽ không thể nhét vừa vào trong hốc cây rỗng đó sau khi cô gái đã bắt đầu trở nên lạnh cứng.
Ngoại trừ những phần cơ thể còn lại đó còn có rất nhiều những đồ tư trang giúp dựng lên một chân dung xác hợp của cô gái đã bị chết này. Một chiếc nhẫn cưới mạ vàng đã được đeo trong khoảng bốn năm rồi, đôi dày đế cao su và nhiều mảnh quần áo. Với những di vật này Giáo sư Webster đã có thể tái dựng lại gần như chính xác những gì mà người phụ nữ này đang mang trên người vào thời điểm bị ám sát và khi đó cho phép cảnh sát có thể đưa ra được một bức chân dung chắc chắn rất sát với tướng mạo thực của người phụ nữ bí hiểm này.
Nhận dạng: Vấn đề chỉ còn là thời gian!
Nhưng mọi chuyện đã không cho thấy dễ dàng như vậy. Mặc dù những danh sách về những người bị mất tích đã được kiểm tra kỹ càng nhưng sự bấp bênh của chiến tranh đã làm tăng lên số lượng những phụ nữ được báo cáo là đang mất tích và đã buộc người ta phải thay đổi địa chỉ thường xuyên. Nhưng điều lạ là ở chỗ mặc dù đã có nhiều cuộc điều tra toàn diện qua các hồ sơ liên quan đến răng nhưng không có vết tích nào của cô gái kia được tìm ra. Ngay cả sau khi một chân dung người phụ nữ này cùng những chiếc răng không đều cụ thể thuộc hàm dưới của cô đã được công bố trên các tạp chí nha khoa và mặc dù thực tế là cô đã có một chiếc răng bị nhổ ra khỏi hàm dưới phía bên phải trong khoảng thời gian một năm lúc mất nhưng vẫn không có sự phản hồi nào.
Có một điều duy nhất mà các cảnh sát hoàn toàn dám chắc chắn đó là phụ nữ kia là một người lạ đối với vùng này, không có người địa phương đang mất tích nào có mô tả tương xứng với những mô tả kia của nạn nhân nên manh mối duy nhất là nạn nhân là một ai đó người ở vùng phụ cận của Hagley. Manh mối này nằm dưới dạng một báo cáo của giám đốc điều hành một công ty công nghiệp. Tháng 7 năm 1941, trong khi đang đi dạo ở Hagley Green thì ông nghe thấy tiếng kêu thét của một phụ nữ vang lên từ khu rừng Hagley. Vài phút sau ông gặp một thày giáo đang bước đi ngược chiều với ông, người này cũng nghe thấy những tiếng thét đó. Hai người đàn ông này gọi điện cho cảnh sát, họ đã đến và lục soát khu rừng Hagley nhưng không tìm thấy gì cả. Sự việc xảy ra này chính xác là 20 tháng trước khi thi thể kia được phát hiện và vì rằng sự ước lượng của nhà bệnh học là người phụ nữ kia đã bị chết ít nhất trong vòng 18 tháng trước khi được phát hiện, nên xem ra hết sức đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, dù với sự hiện diện của nhiều manh mối trong những bài mà báo chí gọi là “Bí Ẩn Án Mạng Nơi Thân Cây” nhưng vẫn không dẫn đến đâu cả.
Những dòng chữ
Nếu không có nét để nhận dạng có thực nào để tìm ra cho người phụ nữ bị ám sát này thì ít nhất cũng xuất đầu lộ diện một biệt danh nào đó. Vào khoảng chừng Giáng Sinh năm 1943, những chữ viết bắt đầu xuất hiện trên các bức tường của một toà nhà hoang tại nhiều vùng khác nhau ở miền Trung du phía tây. Đầu tiên là – ‘Ai đã nhét Luebella vào thân cây du núi kia?’ tiếp sau là những thay đổi nhỏ khác như là ‘Bella ở rừng Hagley’ được tìm thấy trên một bức tường ở Birmingham. Thời gian trôi qua những thông điệp này vẫn chứa đựng điều mà đã trở thành thể thức cố định của chúng trong nhều năm qua: ‘Ai đã đặt Bella vào trong thân cây du núi đó?’ dòng chữ hỏi. Người ta cho rằng những thông điệp đầu tiên, được viết cẩn thận bằng phấn với những chữ cái in hoa sâu 3 inch (hơn 7cm) đó có lẽ được viết ra bằng cùng một người, thực hiện vào ban đêm.
Mặc dù nét chữ này có vẻ như là tác phẩm của một kẻ chơi xỏ với óc hài hước bất ổn nhưng khả năng mỏng manh có được từ các khẩu hiệu này đã gợi ra rằng có ai đó biết một điều gì đó về tội ác kia. Nhưng những lời kêu gọi tác giả của dòng chữ viết bí ẩn này liên lạc với cảnh sát đã tỏ ra vô ích mặc dù những thông điệp đó vẫn tiếp tục xuất hiện và vì thế nên không được kêu gọi liên tục đến tận bây giờ nữa. Tuy nhiên, kết quả gần nhất từ đầu năm 1944 đó là người phụ nữ lạ kia đã được đặt cho một biệt hiệu mà ngay cả cảnh sát đã thông qua.
Bị giết bởi yêu thuật?
Đã và đang có rất nhiều giả thuyết về phần danh tính của ‘Bella’ và lý do dẫn đến án mạng của cô. Nhưng có lẽ gây tranh cãi nhất được nêu ra vào một thời gian nào đó bởi Giáo sư Margaret Murray, Trường Đại Học Nội Trú Luân Đôn. Bà là một nhà nhân chủng học, khảo cổ học và nhà nghiên cứu về Ai Cập đáng kính nhưng các giả thuyết của bà về nguồn gốc và cấu tạo của yêu thuật, với đề xuất rằng nó được bắt đầu từ trước khi có đạo Cơ Đốc đã gây nhiêu tranh cãi và không được nhiều đồg nghiệp cho là đúng đắn. Ngày nay một số sách của bà trở thành những đầu đề được sùng bái, trong đó có Giáo phái Phù thuỷ ở Tây Âu (1921), Chúa của các phù thuỷ (1933) và Vị vua thần thánh ở Anh (1954).
Giáo sư Murray lưu ý về thực tế bàn tay đang bị khuyết khỏi bộ xương khi được tìm ra và gợi ý nó là dấu hiệu của một sự hành hình yêu thuật đen tối. Bà liên hệ với ‘Bàn tay Danh tiếng,’ đạt được theo lệ cổ vào lúc nửa đêm thì sẽ được cắt khỏi cơ thể của một kẻ tội phạm đã bị hành hình treo cổ trên giá phơi thây hoặc giá treo cổ. Bàn tay đó được cho là chứa yêu thuật mạnh và được dùng để bảo vệ chủ sở hữu của nó khỏi nhưng linh hồn quỷ dữ, để tiết lộ nơi chôn giấu châu báu hoặc còn ngay cả để ru ngủ mọi người. Bà cũng lưu ý đến ‘truyền thống cổ xưa’ là linh hồn của một phù thuỷ đã chết có thể được ngăn chặn khỏi việc gây bất cứ điều tai hại nào bằng cách giam cầm trong một hốc cây rỗng. Rồi theo thuyết ‘Phù thuỷ’ là nơi mà yêu thuật không thể phân biệt được với yêu thuật đen tối và ‘Bella’ đã bị đẩy vào cõi chết bởi tội ác nghiêm trọng nào đó chống lại một tổ chức phù thuỷ huyền bí, ít phổ biến. Dĩ nhiên không có bằng chứng nào từng được tìm thấy để có thể ủng hộ điều này còn một số người lại cho rằng một con vật nào đó đã cắn rời bàn tay đó ra khỏi bộ xương. Nếu đúng vậy, nó sẽ phải trèo được cao đến 5 feet (khoảng hơn 1,5m) lên cái cây đó và mạo hiểm bò vào trong hốc cây này, chọn lựa qua rất nhiều loại xương khác nhau cho đến khi tìm thấy bàn tay ở dưới phần còn lại của bộ xương hướng về đáy của cái hốc cây. Chẳng có hành vi của động vật tiêu biểu nào mà người ta sẽ nghĩ ra mà cũng không có bằng chứng nào về một án mạng do yêu thuật đen tối cả.
Giả thuyết gián điệp
Thêm một giả thuyết quan trọng nữa, không cực đoan như lời giải thích yêu thuật, dù với ít bằng chứng hơn, nhưng đã nổi lên 10 năm sau khi thi thể kia được phát giác và xuất hiện dưới dạng một lá thư gửi cho tờ báo vùng trung du này, tờ The Wolverhampton Express and Star. Bức thư này được gửi cho nhà bình luận Lt. Col. Wilfred Byford-Jones, người mà vào tháng 11 năm 1953, dưới bút danh ‘Quaestor’ đã viết ra loạt vài về án mạng nơi Rừng Hagley này. Người đã gửi lá thư kia thừa nhận đã biết về án mạng đó và ký tên ‘ANNA, Claverley.’ Căn nguyên câu chuyện của bà là vào năm 1944 một nhóm điệp viên đã hoạt động ở vùng Trung du miền Tây này, đang làm nhiệm vụ cung cấp tin tức cho tổ chức Luftwaffe về địa điểm các nhà máy đạn dược trong vùng này. Tổ chức này có dính líu đến một sĩ quan người Anh người đã truyền thông tin cho một liên lạc viên người Hà Lan, người đó lần lượt đã chuyển tiếp nó cho một điệp viên khác, một diẽn viên xiếc nhào lộn đang biểu diễn tại các rạp địa phương, người này giữ nhiệm vụ chuyển thông tin cho những người Đức.
Về phần nạn nhân bị ám sát kia, ‘Anna’ tự cho là một người phụ nữ Hà Lan đã đến nước Anh bất hợp pháp khoảng năm 1941 và đã có dính dáng đến hoạt động này. Dường như bằng cách nào đó người phụ nữ đã biết rất nhiều về hoạt động này và sau đó bị giết chết bởi chính người đàn ông cùng nữ diễn viên nhào lộn người Hà Lan kia trên một chiếc xe con trong khi đang lái qua vùng Halesowen và rồi sau đó được đưa đến khu rừng Hagley gần đó. Bức thư nói rõ sĩ quan người Anh kia có dính líu đến tuy nhiên ông đã được phát hiện là đã mất năm 1942.
Cuối cùng khi Byford-Jones và cảnh sát đã gặp mặt ‘Anna’ thì họ vỡ lẽ ra rằng viên sĩ quan có liên quan kia đã có một mối quan hệ rất mật thiết với một nhóm gián điệp để bán những bí mật cho nước Đức. Theo như Byford-Jones, một vài điều trong các lập luận của Anna sau đó được thẩm tra lại và dường như cả Cơ quan tính báo Quân đội ban số 5 (MI5) và cảnh sát đều đã nghiên cứu điều tra những luận điệu của bà. Tuy nhiên diễn viên nhào lộn kia không thể tìm ra được. Donald McCormick trong cuốn sách của mình về vụ việc này và các án mạng khác ở vùng trung du này với những mối liên hệ đến yêu thuật chỉ là giả thuyết, Án Mạng do Yêu thuật, đề cập rằng ông đã tiếp xúc với một cựu đảng viên đảng Quốc xã Đức tên là Herr Franz Rathgeb, người đã có thời gian ở vùng trung do nước Anh này trong thời kỳ chiến tranh và biết một đặc vụ Đức, người có cô bạn gái cũng là một điệp viên Đức. Cô ta cũng có hàm răng không đều. Thực tế được biết đến là có một người đàn ông Hà Lan tên Johannes Marinus Dronkers đã bị người Anh xử tử vì tội làm gián điệp tháng 12 năm 1942 nhưng liệu từng có một người tên là Clarabella Dronkers hay không thì chưa bao giờ được chứng thực.
Có lẽ manh mối duy nhất khiến không có thêm đực bất cứ sự ủng hộ nào cho giả thuyết này là sự thiếu vắng hoàn toàn bằng chứng nhận dạng của Bella ở Anh, mặc dù một điệp viên Hà Lan là một chuyện khác nhưng nó biểu thị rằng có thể cô ấy đúng là một người ngoại quốc. Dĩ nhiên cô ấy bị người Anh phát giác là làm gián điệp cho nước Đức thì cô ấy sẽ bị bắt và thẩm vấn chứ không bị hành hình và nhét vào trong một hốc cây.
Thêm những giả thuyết khác
Cũng có thêm những giả thuyết khác, thực tế hơn, những lời giải thích cho án mạng này. Người ta đưa ra giả thuyết là người phụ nữ này đã bị một lính Mỹ (GI) làm cho có mang và được mang tới khu rừng để bị vứt bỏ tại đó. Những người khác lại đề xuất rằng có thể cô ấy là một người gipxi, vì có một tin đồn rằng vào lúc xảy ra án mạng những người gipxi đang cắm trại tại vùng có cái cây đó. Tuy nhiên cảnh sát đã loại bỏ ý kiến này, phần vì quần áo của cô và phần vì thỉnh thoảng khi những người gipxi xua đuổi những người phụ nữ khỏi những bộ tộc của mình họ không bao giờ hay biết để có thể ám hại họ.
Vậy có thể nào nạn nhân này là một gái mại dâm đã được chở đi bằng xe hơi tới chỗ chết ở trong khu rừng này không? Giả thuyết này đã được cảnh sát cân nhắc nhưng về sau họ cho rằng nó không thể xảy ra. Lời giải thích đưa lại sự tin tưởng nhất bởi những người có chức trách lúc này cũng là tầm thường nhất. Họ cho rằng có thể nạn nhân này đã ở trong khu rừng đó để trú ẩn khỏi một cuộc không tạc trên vùng trời Birmingham, vì rất nhiều người đã bỏ trốn khỏi thành phố này trong những trận bom càn của người Đức. Có lẽ kẻ sát nhân đã có mặt ở đó với lý do tương tự và sự tàn sát này là do sự thôi thúc của tình thế, có thể trong một cuộc cố gắng hãm hiếp. Tuy nhiên, nếu Bella là một cư dân của địa phương đang trú ẩn cuộc oanh tạc dữ dội thì đến lúc này một vài manh mối để nhận dạng cô ấy đã phải xuất hiện, hoặc từ những người thân thuộc đang cố gắng xác định cô hoặc từ những hồ sơ vê răng miệng có liên quan, nhưng chẳng có gì từng đợc tìm thấy và xem ra không một ai biết tí gì về cô cả.
‘Bella’ hiện tại
Câu chuyện rùng rợn về Bella trong thân cây du núi đã thu hút mọi người suốt nhiều năm qua. Sau khi đọc một bài báo gần đây mô tả câu chuyện này, nhà văn kiêm nhạc sĩ cổ điển Simon Holt bị ám ảnh bởi Bella và sau đó gây nên cam hứng để ông viết ra một vở nhạc kịch xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề ‘Ai đã nhét Bella vào trong thân cây du núi đó?’ Bằng cách này ông đã tổng kết mối quan tâm mà mọi người đã dành cho câu chuyện ly kỳ này như sau: “Bạn có thể có quan điểm riêng cho câu chuyện này, nó được kết thúc mở như vậy đấy – đó là lý do vì sao mà ai cũng yêu thích nó.”
Về phía cảnh sát, trong khi họ đã có trong tay nhiều giả thuyết khác nhau nêu ra và đề xuất giúp đỡ nhiều năm qua, thì chẳng có cái nào dẫn đến đâu cả và việc nhận dạng ra nạn nhân cũng như lần ra kẻ giết người vẫn chưa có câu trả lời. Trong vòng chừng 60 năm qua việc khám phá ra vụ việc này vẫn còn bỏ ngỏ và mặc dù họ vẫn sẵn sàng đón nhận bất cứ những manh mối nào những họ vẫn phải từ chối việc cho phép truy nhập vào các hồ sơ của họ, thực tế là vụ việc này vẫn nằm trong vòng bí ẩn.
Tuy nhiên vụ việc này của Bella xem ra sẽ không dừng lại nhẹ nhàng vậy. Ngày 18 tháng 4 năm 1999, một cột tháp đá có tuổi đời 200 trên lâu đài di sản Hagley trong một buổi sáng người ta đã phát hiện ra nó bị phủ đầy bởi dòng chữ mới với những con chữ màu trắng, ‘Ai đã nhét Bella vào trong thân cây du núi đó,” dòng chữ viết.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét