Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

26 sinh vật kỳ lạ nhất thế giới

1. Rồng lá đại dương

Được đặt theo tên loài rồng truyền thuyết của Trung Quốc, Rồng lá biển (tên khoa học là Phycodurus eques) là một loài tảo phù du sống trôi nổi trong các vùng biển đầy tảo. Rồng lá biển, mang các màu xanh lam, da cam và màu vàng khắp mình, cơ thể phủ đầy lá giống như các phần phụ, điều này khiến chúng có thể nguỵ trang được một cách xuất sắc. Chỉ khi vỗ vây hoặc hấp háy một con mắt người ta mới nhận ra sự có mặt của nó.

Cũng giống như loài cá ngựa (hải mã), rồng lá mang tới tối đa là 150 đến 200 trứng. Sau khi được con cái phó thác, số trừng này sẽ được mang đến vùng nước có hình rỗ tổ ong (còn có tên gọi khác là ổ đất) dưới đuôi của con đực trong xấp xỉ 8 tuần. Loài rồng lá biển không có răng lẫn dạ dày và chỉ ăn tép nhỏ. Ở Australia người ta còn biết đến loài này với tên “Cá Ngựa Úc,” có thể tìm thấy chúng ở vùng nước lạnh, phẳng lặng, nhiệt độ xấp xỉ 10 đến 12 độ C. Rồng lá biển được chính quyền Nam Australia bảo vệ từ năm 1982.


2. Gấu mặt trời

Gấu Mặt Trời (tên khoa học là Helarctos malayanus) được tìm thấy đầu tiên tại các khu rừng nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. 

Gấu Mặt Trời cao xấp xỉ 1,2m. Điều này khiến nó được liệt vào thành viên nhỏ bé nhất trong dòng họ nhà gấu.  Thường thì nó được gọi là gấu chó vì có tầm vóc nhỏ bé. Gấu Mặt Trời có cái đuôi dài 5cm và trọng lượng trung bình không quá 65kg. Những con đực thì to hơn con cái một chút.

Không giống các loài gấu khác, bộ lông của Gấu Mặt Trời ngắn và bóng mượt. Sở dĩ như vậy là để thích nghi với khí hậu ở những miền đất nấp nơi sinh sống của nó. Cơ thể phủ lông mày đen sâm hoặc nâu sậm trừ phần ngực có màu cam sáng nhạt mang hình móng ngựa. Màu lông tương tự cũng được tìm thấy ở quanh phần mõm và hai mắt. Dấu hiệu dễ nhận thấy này chính là lý do để người ta đặt cho nó tên Gấu Mặt Trời.


3. Chó Komodor

Con cái dài tối đa 69cm. Chó Komondor đực dài tối đa 73cm tuy nhiên có nhiều con dài trên 76cm, điều này khiến nó trở thành một trong những loài lớn nhất trong họ hàng nhà chó. Cơ thể không quá thô hoặc quá nặng tuy nhiên những ai còn lạ lẫm với giống chó này thường lấy làm ngạc nhiên bởi loài này nhanh nhẹn và lanh lợi.

Bộ lông màu trắng xoắn lại nổi bật (có số lượng lông dầy nhất trong thế giới loài chó) giống như những lọn tóc hoặc giẻ lau. Lông chó con mềm và mịn. Tuy nhiên bộ lông này trở nên lượn sóng và có khuynh hướng cuộn cong lại khi chó con trưởng thành. Một bộ lông của chó trưởng thành hoàn toàn có cấu tạo gồm lớp lông tơ mịn ở bên trong và lớp lông thô ở ngoài, kết hợp lại tạo thành các túm tua hoặc các lọn lông xoắn. Đôi khi người ta phải giúp tách đám lông vặn xoắn này để chú chó không bị biến thành một mớ rồi bù kếch xù. Chiều dài của các lọn lông xoắn tăng dần lên theo thời gian khi lớp lông mọc dài ra. Thay lông là rất hiếm với giống chó này, trái ngược với suy nghĩ thông thường (một khi mà các lọn lông xoắn đã được hình thành hoàn toàn). Sự thay lông đáng kể duy nhất xảy ra lúc còn nhỏ trước khi những lọn lông xoắn dài được hình thành hoàn toàn. Khi mới chào đời, chó Komondor chỉ có một lớp lông tơ trắng. Tuy nhiên, bộ lông của Komondor phải lao động có thể bị đổi màu bởi nhiều yếu tố, thậm chí có thể chuyển thành màu ngà nếu không được cọ rửa thường xuyên.


4. Thỏ Angora

Thỏ Angora là một giống gia cầm với cái tai dài, mềm mại. Thỏ Angora là một trong những loại thỏ gia cầm cổ xưa nhất, có nguồn gốc ở vùng Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Mèo Angora và Dê Angora. Thỏ là loài thú nuôi cưng, phổ biến trong gia đình hoàng gia Pháp giữa thế kỷ 18 và lan rộng sang các nước khác ở Châu Âu vào cuối thế kỷ này. Chúng lần đầu xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Phần lớn chúng được nuôi để lấy lông làm len, lông được xén bằng kéo hoặc vặt ra.

Có rất nhiều giống Thỏ Angora khác nhau, bốn trong số đó đã được Hiệp Hội Thỏ Angora nhận diện. Trong số đó có thỏ Pháp, Đức, Giant, Anh, Satin, Trung Quốc, Thuỵ Sỹ, Phần Lan.


5. Gấu trúc đỏ (Gấu lửa)

Gấu Trúc Đỏ, còn có tên là Ailurus fulgens ( tức “mèo phát sáng,” bắt nguồn từ dạng La tinh hoá của tiếng Hy Lạp, ailouros – nghĩa là “mèo,” còn dạng động tính từ của tiếng La tinh, fulgere, nghĩa là “phát sáng”) là loài động vật ăn cỏ có vú, to hơn mèo nhà một chút (dài 55cm). Gấu Trúc Đỏ có vuốt nửa co rút và, giống như Gấu Trúc Khổng Lồ, nó có một “ngón cái giả” mà thực chất là phần kéo dài của xương cổ tay. Phần lông dày ở lòng bàn chân để chống lạnh và để che đi tuyến mùi. Gấu Trúc Đỏ có nguồn gốc tại Dãy Himalayas ở Nepal và miền nam Trung Quốc. Từ ‘panda’ – Gấu trúc –  bắt nguồn từ từ “poya” trong tiếng Nepal, để chỉ các loài vật ăn thực vật nói chung, ăn lá tre trúc nói riêng ở Nepal.


6. Con lười

Lười là loài động vật có vú kích cỡ trung bình sống ở Trung và Nam Mỹ, thuộc họ nhà Megalonychidae và Bradypodidae, một phần của giống Pilosa. Hầu hết các nhà khoa học đều gọi hai giống trên là loài Folivora cấp dưới trong khi một số khác lại gọi chúng là Phyllophaga.

Lười là loại động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn các côn trùng, những con thằn lằn nhỏ và các xác thối tuy nhiên chế độ ăn uống của chúng bao gồm chủ yếu là các chồi cây, cành non và các loại lá cây.
Lười thích nghi những cách thích nghi phi thường với nếp sống nhai lá cây. Các loại lá, thức ăn chính của chúng, cung cấp rất ít năng lượng hoặc chất dinh dưỡng và không dễ tiêu hoá gì: loài Lười có những chiếc dạ dày rất lớn, rất thích ứng và hoạt động chậm chạp cấu tạo rất nhiều ngăn ở đó các vi khuẩn cộng sinh sẽ nghiền nát các lá cây khó nhai.

Dạ dày của mỗi con Lười chiếm tới 2/3 trọng lượng cơ thể béo tốt và quá trình tiêu hoá có thể diễn ra trong khoảng thời gian lên đến một hoặc hơn hai tháng mới kết thúc. Tuy nhiên, dù lá cây cung cấp rất hạn chế năng lượng nhưng loài Lười đối phó với vấn đề này bằng dãy các chỉ số đo tiết kiệm: chúng có tốc độ trao đổi chất rất thấp (thấp hơn một nửa so với ở loài vật khác cùng kích cỡ), thể nhiệt luôn ở mức thấp khi hoạt động (30 – 34 độ C) và thậm chí còn thấp hơn khi ngủ. Lười chủ yếu sống trên loài cây Cecropia.


7. Khỉ hoàng đế

Tamarin Hoàng Đế (còn gọi là loài Saguinus Hoàng Đế) là một loại khỉ người ta cho rằng được đặt giống tên của vị Hoàng đế nước Đức, Wilhelm II. Cái tên này lúc đầu để trêu đùa nhưng lại trở thành tên khoa học chính thức.

Khỉ Hoàng Đế sống vùng Basin, phía tây nam rừng Amazon, phía đông nước Peru, phía bắc nước Bolivia và phía tây các bang Acre và Amazon nước Brazil.

Lông của Khỉ Hoàng Đế chủ yếu là màu xám va lẫn những vết đốm màu vàng nhạt trên phần ngực. Hai chi trước và chân màu đen, đuôi màu nâu. Nổi bật nhất là chiều dài thân, ria trắng mọc dài sang cả hai bên, dài hơn cả hai bả vai. Loài vật này dài 24 đến 26cm cộng với chiều dài 35cm của cái đuôi. Nó nặng xấp xỉ 300 tới 400g.

Khỉ Hoàng Đế là cư dân duy nhất ở những khu rừng mưa nhiệt đới, sống cả trong vùng rừng sâu lẫn những khoảng rừng rậm thoáng đãng. Là động vật hoạt động ban ngày, dành phần lớn thời gian ban ngày ở trên cây với những động tác nhanh nhẹn, an toàn và những cú nhảy xa trong đám lá cây.

Khỉ Hoàng đế.

8. Khỉ Saki mặt bạc

Khỉ Saki mặt bạc (tên khoa học Pithecia pithecia) còn có những tên gọi khác là khỉ Saki Guiana và khỉ Saki mặt vàng, thuộc dòng họ nhà khỉ, một kiểu khỉ của thời đại mới, được phát hiện ở Brazil, đảo Guiana thuộc Pháp, Guyana, Suriname và nước Venezuela. Loài khỉ này chủ yếu ăn quả, ngoài ra còn ăn các loại hạt và côn trùng.


9. Lợn vòi

Lợn Vòi thuộc loại động vật ăn cỏ cỡ lớn, về hình dạng thô kệch giống lợn thường, có cái mũi (dạng vòi) ngắn có thể cầm mắm được (kiểu như của Voi). Chúng sống trong những vùng rừng và rừng rậm ở Nam Mỹ, Trung Mỹ và Đông Nam Á. Có tất cả bốn loại Lợn vòi là loài Lợn vòi gây nguy hiểm và loài dễ bị tấn công. Họ hàng thân thích nhất của chúng là các loài động vật bốn chi có móng gốc lẻ như Ngựa và Tê Giác.


10. Cá mút đá

Cá Mút Đá là những cư dân của biển cả thuộc giống Myxini (loài động vật có xương sống, lớp thấp hơn loài cá), còn có tên khác là Hyperotreti. Mặc dù có tên là cá song vẫn có một số cuộc tranh cãi nổ ra về việc liệu chúng có hoàn toàn phải là cá không vì chúng thuộc dòng giống nguyên thuỷ nhiều hơn bất cứ nhóm cá thường đã được xác định nào khác (nhóm Chondrichthyes – Cá sụn và nhóm Osteichthyes – Cá có xương). Thói quen di chuyển tìm thức ăn khác thường và khả năng nhả ra chất nhờn của loài cá này đã dẫn đến việc rất nhiều phóng viên của các hãng thông tấn về khoa học và các hãng thông tấn nổi tiếng đã đặt cho Cá Mút Đá cái biệt danh “kẻ kinh tởm” nhất đại dương.

Cá Mút Đá hình giun, dài và có thể nhả ra lượng lớn chất nhờn hoặc nước nhầy nhớp nháp. Khi bị bắt hoặc túm đuôi, chúng giãy thoát bằng cách tiết ra chất nhờn dạng sợi, thứ trở thành một chất dày đặc và dính khi kết hợp với nước, sau đó chúng tự làm sạch bằng cách thắt lại thành một nút từ trên xuống được thực hiện theo hướng từ đầu xuống đến đuôi của loài vật này, thứ chất nhờn này sẽ được giũ bỏ khi nó trôi đi. Một số chuyên gia phỏng đoán rằng hành động khác thường này có thể giúp chúng thoát khỏi hàm lưỡi của cá ăn thịt khác. Tuy vậy, việc “tiết chất nhờn’ này dường như cũng thế hiện sự bối rối trước những kẻ săn mồi và người ta thấy loài cá mút đá bơi độc lập này “tiết nhờn” khi bối rối sau đó lại giũ sạch thứ nước nhầy này bằng hành động thắt nút tương tự.


11. Chuột mũi sao

Chuột Chũi Mũi Sao (tên khoa học là Condylura cristata) là một giống chuột nhỏ ở Bắc Mỹ được phát hiện ở miền đông Canada và đông bắc nước Mỹ. Là thành viên duy nhất của nhóm động vật Condylurini và thuộc giống Condylura.

Loài này sống ở những vùng đất thấp, ẩm ướt và ăn những loài động vật không xương sống nhỏ, các côn trùng sống ở nước, giun và động vật thân mềm. Là loài bơi giỏi và có thể lùng sục dọc theo đáy các sông, suối, hồ. Cũng giống các loài chuột khác, loài vật này đào những chiếc hang nông trên bề mặt đất để lục tìm thức ăn, thường thì những hang này có lối thoát ra ở dưới nước. Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, thậm chí cả vào mùa đông vẫn vậy khi người ta thấy chúng đào hầm xuyên qua tuyết và bơi trong dòng suối đóng băng. Rất ít người biết về hoạt động tập thể của loài này nhưng người ta vẫn nghi ngờ rằng chúng sống theo bầy đàn.

Chuột Chũi Mũi Sao có bộ lông dày, màu nâu đen nhạt không thấm nước, đôi chân lớn, có vảy và cái đuôi dài mập có chức năng dường như là nơi trữ mỡ cho thời kỳ sinh sản trong mùa đông. Con trưởng thành dài từ 15 đến 20cm, nặng 55g và có 44 răng. Điểm nổi bật nhất của loài chuột này là có một vòng 22 xúc tu di động màu hồng ở trên chỏm mũi. Chúng dùng để nhận biết thức ăn bằng cách chạm vào, chẳng hạn như chạm vào giun, các côn trùng và các loài giáp xác.


12. Khỉ vòi

Có tên khoa học là Nasalis larvatus, còn có tên gọi khác là Khỉ Mũi Dài. Là một loài khỉ sống trên cây có từ thời nguyên thuỷ. Là loài đại diện duy nhất và chỉ có một trong nhóm Nasalis.

Nét đặc điểm nổi bật nhất của giống khỉ này là cái mũi lồi to của con đực. Mục đích của cái mũi này thì vẫn chưa rõ ràng nhưng người ta dự đoán rằng nó là kết quả của sự chọn lọc giới tính. Khỉ Vòi cái thích con đực có mũi to hơn, do đó nét nổi bật này càng trở nên phổ biến rộng rãi.

Con đực to hơn con cái, chiều dài đến 72cm, với cái đuôi dài lên đến 75cm và trọng lượng 24kg. Con cái dài tới 60cm, nặng 12kg.

Khỉ Vòi có dạ dày lớn, là do chế độ ăn. Bộ máy tiêu hoá của chúng được chia làm nhiều phần, với bộ ruột đặc biệt giúp tiêu hoá lá cây. Quá trình tiêu hoá này giải phóng ra rất nhiều khí, kết quả là làm cho bụng của chúng “húp híp” lên. Tác dụng phụ của bộ máy tiêu hoá có một không hai này là không thể tiêu hoá được quả chín, khác hẳn với các động vật thuộc giống linh trưởng khác. Thức ăn chủ yếu vẫn là hoa quả, hạt và lá cây.


13. Tê tê (Ta tu) Tiên Hồng

Tê tê (hay Ta tu) Tiên Hồng (tên khoa học là Chlamyphorus truncatus) hay Pichiciego là loài nhỏ nhất trong gia đình nhà Tê tê (những động vật có vú thuộc họ Dasypodidae phần đa nổi tiếng vì có vỏ giáp bằng sừng). Dài xấp xỉ 90-115m ngoại trừ phần đuôi và mang màu hồng nhạt hoặc hồng tuyền. Sinh sống ở Áchentina trên những vùng đồng cỏ khô cằn và những đồng bằng cát có những bụi cây gai hoặc xương rồng. Nếu sợ nó có khả năng tự chôn giấu hoan toàn mình chỉ trong tích tắc.

Tê Tê Tiên Hồng đào những hố nhỏ gần tổ kiến trong lớp đất khô. Chủ yếu ăn kiến và ấu trùng kiến gần chiếc lỗ đào của mình. Thi thoảng loài này còn ăn giun, ốc sên, côn trùng và các ấu trùng cùng nhiều loại thực vậy, rễ cây khác nhau.


14. Kỳ giông Axolotl

Axolotl (hay ajolote) (tên khoa học là Ambystoma mexicanum) là loài nổi tiếng nhất trong giống kỳ giông chuột thời mới của đất nước Mêhicô thuộc họ nhà Kỳ Giông Hổ. Ấu trùng của loài này không bị thay đổi hình dáng trong quá trình phát triển tự nhiên nên con trưởng thành vẫn ở dưới nước và có mang. Loài này có nguồn gốc từ vùng hồ nằm dưới Thành phố Mehicô (Mehico City). Kỳ Giông Axolotl thường được các nhà khoa học tìm kiếm rộng rãi bởi chúng có khả năng tái sinh hầu hết các bộ phận của cơ thể, sự gây giống dễ dàng và có lượng phôi thai rất lớn. Ở các nước Mỹ, Anh Quốc, Australia, Nhật chúng thường được nuôi làm cảnh (ở đây chúng được rao bán với cái tên Wooper Rooper).

Không nên nhầm lẫn Axolotl với loài chó nước, giống còn ở thời kỳ ấu trùng của một loài có họ hàng gần gũi với loài Kỳ Giông Hổ có mặt rộng rãi ở vùng Bắc Mỹ. Loài này hoàn toàn sống ở dưới nước và không có họ hàng gì với Axolotl tuy mang hình dáng tương đồng.


15. Vượng Aye-aye

Vượn Aye-aye (tên khoa học là Daubentonia madagascariensis) là một loại vượn mũi xoắn, cư dân bản địa của đảo Madagascar, có bộ răng giống như của loài gặm nhấm kết hợp với có một ngón giữa thon dài có thể nhét vừa hốc mồi giống như ở loài chim gõ kiến. Là loài loại động vật linh trưởng ăn đêm to lớn nhất thế giới và có đặc điểm nổi bật nhất là phương thức tìm mồi có một không hai: nó vỗ nhẹ vào các thân cây để tìm ấu trùng sau đó gặm những chiếc lỗ trên gỗ rồi nhét ngón giữa có hình thon dài của mình vào để lôi ấu trùng này ra.

Daubentonia là loài duy nhất trong họ nhà Daubentoniidae và loài Chiromyiformes ở lớp dưới. Vượn Aye-aye là thành viên duy nhất hiện còn của giống này (mặc dù gần đây trở thành loài vật có nguy cơ tuyệt chủng), một loại thứ hai khác (tên khoa học là Daubentonia robusta) đã bị tuyệt chủng hơn vài thế kỷ qua.


16. Lạc đà Alpaca

Lạc Đà Alpaca (tên khoa học là Vicugna pacos) là loài gia súc của vùng Nam Mỹ có nguồn gốc từ loài lạc đà rừng. Bề ngoài giống Cừu nhưng to hơn và có cổ dài thẳng đứng cũng như mang nhiều màu sắc khác nhau trong khi cừu sinh ra thường chỉ có màu trắng và đen.

Lạc Đà Không Bướu được chăn thả thành từng đàn để cho gặm cỏ trên những vùng dẻo cao của dãy Andes ở Ecuador, miền nam nước Peru, miền bắc Bolivia và miền bắc Chile ở độ cao 3500 đến 5000 so với mặt nước biển, quanh năm.

Lạc Đà Alpacas nhỏ hơn lạc đà không bướu nhiều và khác với chúng, Alpacas không được dùng làm vật thồ mà chỉ có giá trị ở nguồn chất liệu mà nó mang lại. Alpacas chỉ có những sợi lông xốp nhẹ, không giống sợi len, dùng để làm những mặt hàng dệt đan nhiều bằng len lông cừu vậy. Những mặt hàng này gồm có chăn, áo len, mũ len, găng tay, khăn quàng cổ, rất nhiều loại vải và áo choàng (poncho) khác nhau ở Nam Mỹ, cùng với các loại áo len, áo khoác ngoài, bít tất ở nhiều nơi trên thế giới. Loại sợi này mang trên 52 màu tự nhiên khác nhau như đã được phân loại ở Peru, 12 màu ở Australia và 22 màu như đã được phân loại ở Mỹ.


17. Khỉ Tarsier

Tarsier là loại động vật bán hầu thuộc họ Tarsius, là loài đại diện có một không hai trong gia đình giống Tarsiidae.

Tarsier có đôi mắt kếch xù, bàn chân dài. Chân chúng có phần xương cổ chân cực kỳ dài, vì thế nó có cái tên Khỉ Chân Dài. Chúng chủ yêu ăn sâu bọ, bắt côn trùng bằng cách vồ lấy. Chúng còn nổi tiếng vì sắn bắt chim và rắn. Trong khi chuyền từ cây nọ sang cây kia, Tarsier vẫn có thể bắt được chim đang bay. Sau thời gian mang thai khoảng sáu tháng, Tarsier chỉ sinh một con. Tất cả các loài Tarsier đều có thói quen ăn đêm nhưng cũng giống các sinh vật ăn đêm khác, một số con Tarsier sẽ cho thấy hầu như ít hoạt động trong thời gian ban ngày. Tuy nhiên, khác với các động vật ăn đêm khác, loài Tarsier thiếu đi bộ phận phản xạ ánh sáng ở mắt. Chúng cũng có hốc mắt, không điển hình đối với loài vật ăn đêm.


18. Bạch tuộc Dumbo

Loài bạch tuộc này thuộc giống Grimpoteuthis, đôi khi được gán cho biệt danh “Bạch tuộc Dumbo” bởi những chiếc vây giống như những chiếc tai thò ra từ “đỉnh đầu” (thực ra là thân), giống như tai của nhân vật chú voi bay trong phim hoạt hình của hãng Walt Disney. Là loại sinh vật đáy, sống ở những vùng rất sâu và là loài hiếm nhất trong họ Octopoda (Bạch Tuộc).


19. Thằn lằn cổ xếp nếp

Thằn Lằn Cổ Xếp Nếp hay Thằn Lằn Cổ Xếp còn có tên khác là Rồng Cổ Xếp (tên khoa học là Chlamydosaurus kingii) sở dĩ tên gọi như vậy vì có phần da ở khoang cổ thường xếp nếp lại quanh đầu và cổ chúng. Phần xếp nếp ở cổ này được chống đỡ bởi những chiếc gai sụn dài và khi sợ loài thằn lằn này há hốc mồm để lộ ra một lớp da màu hồng nhạt hoặc màu vàng nhạt còn các nếp xếp xòe ra, để lộ ra những chiếc vảy màu cam nhạt và đỏ nhạt. Những nếp xếp này còn giúp điều chỉnh nhiệt.

Loài này có thể đạt tới chiều dài toàn diện là 1m. Chúng thường đi tứ chi trên mặt đất. Khi sợ chúng bắt đầu chạy bằng bốn chi rồi sau đó tăng tốc bằng cách chạy bằng hai chân sau. Ở Australia, thằn lằn cổ xếp còn thường được gọi là “thằn lằn xe đạp” chính vì hành động này. Con đực to hơn con cái cả khi còn nhỏ lần khi trưởng thành. Nếp xếp của loài Rồng Cổ Xếp Australia thường sợ những kẻ săn giấu mặt cũng như sợ tiếng huýt gió và sự tấn công bất ngờ. Nếu không thể né tránh được những mối đe dọa này, thằn lằn sẽ chạy trốn bằng hai chân vào một thân cây gần đó nơi mà nó có thể treo lên được tít trên ngọn và dùng cách ngụy trang để che giấu mình đi.


20. Kỳ lân biển

Kỳ Lân Biển (tên khoa học là Monodon monoceros) là một loài động vật biển có vú của vùng Bắc Cực. Là một trong hai loài cá voi trắng trong gia đình loài Monodontidae (loài còn lại là cá voi begula) và cũng có họ hàng với cá heo Irrawaddy.

Narwhal, tên tiếng Anh của loài cá này bắt nguồn từ tên gọi narwal trong tiếng Hà Lan mà từ này lại bắt nguồn từ từ narhval trong tiếng Đan Mạch gốc từ tiếng Na Uy Cổ, từ nar có nghĩa là “xác chết.” Điều này có liên quan đến màu của loài động vật này. Kỳ Lân biển còn thường được gọi là Cá Voi Mặt Trăng.

Ở một số nơi trên thế giới, Kỳ Lân Biển thường được gọi là “cá kem.”


21. Dơi chân giác

Dơi Chân Giác Madagascar, Dơi Chân Giác Cổ Đại (tên khoa học là Myzopoda aurita và Myzopoda schliemanni) là giống dơi thuộc họ Myzopodidae. Là loài chỉ có một đại diện, không có hai trong bộ Myzopoda. Là loài sinh vật đặc hữu ở đảo Madagascar. Loài này đang bị đe doạ do mất nơi ở.


22. Khỉ đuôi sóc Pygmy

Khỉ Đuôi Sóc Pygmy - Khỉ Đuôi Sóc Lùn (tên khoa học Callithrix (Cebuella) pygmaea) là loài khỉ bản địa của những tán rừng nhiệt đới ở phía tây Brazil, đông nam Colombia, miền tây Ecuador và miền tây Peru. Nó là loài có kích thước nhỏ nhất với chiều dài cơ thể chỉ từ 14cm đến 16cm (không tính phần đuôi dài  15cm đến 20cm) đồng thời cũng là loài khỉ bé nhất. Con đực nặng khoảng 140g còn con cái chỉ nặng 130g.

Mặc dù có tên là vậy nhưng Khỉ Đuôi Sóc Pygmy vẫn có sự khác biệt một chút so với các loài khỉ đuôi sóc điển hình được phần vào họ Callithrix. Vì vậy, nó được phân giống riêng mà trước đây được công nhận là một giống riêng, giống Cebuella.

Khỉ Đuôi Sóc Pygmy có bộ lông màu hung và cái đuôi vằn tròn dài bằng thân. Đôi chân của chúng đặc biệt thích hợp để trèo cây, đặc điểm có một không hai của loài này. Là động vật ăn tạp, ăn hoa quả, lá cây, côn trùng và thỉnh thoảng còn ăn cả những bò sát nhỏ. Tuy nhiên phần lớn thức ăn của chúng là từ việc khoét cây hút nhựa. Chúng dành tơi 1/3 thời gian để khoét vỏ cây để hút nhựa dính. Khỉ Đuôi Sóc Pygmy có đôi răng cửa chuyên dụng để khoét lỗ trên thân cây. Đáng tiếc là, do kích thước nhỏ và di chuyển mau lẹ nên rất khó quan sát được chúng trong thế giới hoang dã.

Trong tình trạng bị giam cầm, Khỉ Đuôi Sóc có thể sống lên đến 11 năm.



23. Cá Blob (Cá giọt nước)

Blob (tên khoa học là Psychrolutes marcidus) là loài cá sống ở những vùng nước sâu ngoài khơi các vùng biển của Australia và Tasmania. Vì khó tới gần được chỗ ở của nó nên nó hiếm khi được con người trông thấy.

Cá Blob thường thấy ở những vùng nước sâu, nơi áp suất lớn gấp rất nhiều lần so với ở trên mặt nước biển, nơi mà chắc chắn việc nhả bóng bóng khí không có tác dụng. Để giữ cho cơ thể nổi lên được, phần thịt của loài cá này chủ yếu là một đống bầy nhầy có trọng lượng nhẹ hơn cả nước, điều đó cho phép loài này có thể trôi nổi trên mặt biển mà không cần dùng đến sức để bơi. Việc thiếu tương đối nhiều sức lực không phải là một bất lợi vì loài này chủ yếu ăn các vật phù du trôi ngang qua trước mặt.


24. Rái cá mỏ vịt

Rái cá mỏ vịt (tên khoa học là Ornithorhynchus anatinus) là loài động vật có vú lưỡng cư (vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước) đặc trưng của miền đông Australia, có cả ở Tasmania. Cũng như bốn loài thuộc giống thú lông nhím, nó là một trong năm giống hiện còn của nhóm động vật đơn huyệt, loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay vì đẻ con non. Là loài vật điển hình của nhóm và giống mình mặc dù rất nhiều những động vật liên quan đã được tìm thấy trong hồ sơ về các mẫu hóa thạch.

Diện mạo kỳ quái của loài động vật có vú mỏ vịt đẻ trứng đã gây trở ngại cho các nhà tự nhiên học khi lần đầu tiên nó được tìm ra, với một số người thì cho rằng đó là một trò đùa tinh vi. Là một trong rất ít động vật có vú có độc. Rái cá mỏ vịt đực có một cái cựa ở trên chân sau nó tiết ra một lượng chất độc có thể gây đau dữ dội cho con người. Những điểm đặc trưng có một không hai của loài Rái cá mỏ vịt này đã trở thành đối tượng trọng tâm trong nghiên cứu về thuyết tiến hóa của ngành sinh vật học và trở thành một biểu tượng dễ nhận thấy, có tính chất hình tượng của đất nước Australia. Nó đã xuất hiện như một biểu vật linh thiêng trong các sự kiện tầm quốc gia và được in trên mặt trái tiền xu 20 xen của nước Australia.

Cho đến tận đầu thế kỷ 20 loài này bị con người săn tìm để lấy lông tuy nhiên hiện đã được bảo vệ trên khắp phạm vi sinh sống của nó. Mặc dù chương trình nuôi nhốt chỉ mang lại thành công có giới hạn và loài Rái cá mỏ vịt này dễ bị nguy hiểm trước những tác động của nạn ô nhiễm nhưng nó vẫn không chịu mối đe dọa trực tiếp nào.


25. Cò mỏ giày

Cò Mỏ Giày, tên khoa học Balaeniceps rex còn có tên gọi là Cò Đầu Cá Voi là một giống chim rất lớn có họ hàng với cò. Cái tên của nó bắt nguồn từ cái mỏ chắc nặng giống hình chiếc giày.

Cò Mỏ Giày là loài chim rất lớn, cao trung bình 1,2m, nặng 5,6kg và sải cánh dài 2,33m. Con trưởng thành chủ yếu có màu đen, con nhỏ thì mang màu nâu sẫm hơn. Loài này sống ở vùng nhiệt đới đông Phi, trong những con đầm rộng lớn ở Sudan tới Zambia.

Cò Mỏ Giày mới đây được đưa thêm vào danh sách các loài chim cần được nghiên cứu của khoa nghiên cứu chim, loài vật duy nhất được phát hiện ở thế kỷ 19 khi một số bộ da của chúng được mang sang Châu Âu. Phải đến nhiều năm sau đó sinh vật này mới chạm ngõ được cộng đồng khoa học. Tuy vậy loài chim này đã được cả những người Ai Cập cổ và Arập cổ biết đến. Những bức hình còn tồn tại của người Ai Cập mô tả loài Cò này trong khi người Arập lại gọi loài chim này là abu markub, từ ngày nghĩa là người đi một chiếc giày. Rõ ràng, từ này dùng để ám chỉ chiếc mỏ gây ấn tượng của nó.



26. Cua tuyết

Cua Tuyết (Kiwa hirsuta) là loài giáp xác được phát hiện vào năm 2005 ở vùng biển Nam Thái Bình Dương. Loài giáp xác mười chân này, dài xấp xỉ 15cm, nổi tiếng vì có nhiều tơ mềm màu vàng (giống như lông) phủ khắp phần ngực (các chân ở ngực, có cả càng). Những người phát hiện ra đã đặt cho nó tên là “Tôm Tuyết” hay “Cua Tuyết.”

Cua Tuyết được phát hiện vào tháng 3/2005 bởi một nhóm các nhà khoa học ở Viện Nghiên Cứu Thuỷ Sinh Học Vịnh Monterey, vùng Monterey, California do Robert Vrijenhoek sáng lập. Khám phá này được công bố ngày 7/3/2006. Người ta tìm thấy nó ở khoảng cách 1.500km ở ngoài khơi phía nam Đảo Phục Sinh, Nam Thái Bình Dương, ở độ sâu 2.200m, sống trên miệng các lỗ thuỷ nhiệt dọc đáy biển Thái Bình Dương. Dựa trên các dữ liệu về hình thái học và về phân tử thì loài vật này được cho rằng đã hình thành nên một giống và họ mới (Kiwaidae). Loài vật này có đôi mắt rất kém tinh tường, không màu và người ta cho là bị mù.

Đôi càng “lông lá” chứa các vi khuẩn dạng chỉ mà sinh vật này sử dụng để khử các khoáng vật độc hại trong nước toả ra từ các hố thuỷ nhiệt nơi nó sống. Ngược lại, nó sẽ nuôi lũ vi khuẩn này mặc dù người ta cho rằng nó là một loài động vật ăn thịt thông thường. Thức ăn của loài cua này cũng gồm tảo lục và tép.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét